(vhds.baothanhhoa.vn) - Nổi tiếng với câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - thủ lĩnh nghĩa quân đầu tiên đánh chìm một tiểu hạm của giặc phương Tây trên sông Nhật Tảo năm 1861, vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, lễ giỗ ông ngày nay trở thành ngày trọng đại của nhân dân Việt Nam, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tấm lòng thành kính của con cháu hậu duệ đối với vị nhân sĩ nặng lòng yêu nước, thương dân, có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Nổi tiếng với câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - thủ lĩnh nghĩa quân đầu tiên đánh chìm một tiểu hạm của giặc phương Tây trên sông Nhật Tảo năm 1861, vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, lễ giỗ ông ngày nay trở thành ngày trọng đại của nhân dân Việt Nam, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tấm lòng thành kính của con cháu hậu duệ đối với vị nhân sĩ nặng lòng yêu nước, thương dân, có công lao to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Mô hình mô phỏng lại trận Nhật Tảo năm 1861 của anh hùng Nguyễn Trung Trực tại tỉnh Long An năm 2018. Nguồn: Internet.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), tên thật là Nguyễn Văn Lịch, khi tham gia nghĩa quân thường được gọi là Quản Chơn, Quản Lịch. Ông sinh năm Mậu Tuất (1838) tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); nguyên quán của ông ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Thời còn trẻ, ông giỏi cả văn và võ, nhưng nổi bật nhất là võ nghệ. Năm 16 tuổi đã tỉ thí võ đài ở địa phương. Do tính tình ngay thẳng, chính trực, ông được thầy của mình đặt tên là Trung Trực. Là một thanh niên nghĩa hiệp, sớm có lòng yêu nước, nên Nguyễn Trung Trực sớm có tư tưởng kháng Pháp. Từ đó danh tiếng của ông ngày càng lẫy lừng, chẳng những về võ nghệ mà cả về đức độ, sự thông minh, khẳng khái...

Tháng 2/1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định, mở màn xâm chiếm Nam kỳ. Nguyễn Trung Trực đứng lên lập đội dân dũng và được nhiều người hưởng ứng. Ông gia nhập nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo và sớm bộc lộ tài năng, đức độ của một thủ lĩnh xuất sắc trong hàng ngũ nghĩa quân, được Trương Định trọng dụng, cho làm Quyền sung Quản binh đạo. Ông được giao chỉ huy một bộ phận nghĩa quân hoạt động ở vùng Tân An, đã lập được nhiều công trạng, tiêu biểu như trận: đốt cháy và làm chìm tàu L'Espérance (tàu “Hy vọng”) trên vàm Nhựt Tảo (thuộc tỉnh Long An) vào ngày 10/12/1861. Tiếp đó, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân tấn công một tiểu hạm khác của Pháp trên Rạch Tra (Gò Công)...

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Một khẩu đại bác loại nhỏ, thô sơ của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Nguồn: Internet.

Với trận Nhật Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Sau đó, Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân của ông còn lập nhiều chiến công khác khiến thực dân Pháp rất khiếp sợ.

Đầu năm 1867, Nguyễn Trung Trực được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì ngày 24/6/1867 thành Hà Tiên đã rơi vào tay quân Pháp. Không về Hà Tiên nhưng Nguyễn Trung Trực cũng không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, mà đưa quân về lập mật khu ở Sân Chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) để chống Pháp; từ đây ông không còn liên quan gì tới triều đình nhà Nguyễn nữa.

Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình giặc và tập trung xong lực lượng, đêm 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) bất ngờ đánh úp và chiếm đồn Rạch Giá, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu hơn 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc, Kiên Giang. Nguồn: Internet.

Sau khi mất đồn Rạch Giá, thực dân Pháp điều quân từ Vĩnh Long sang tái chiếm Rạch Giá. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực phải rút về Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), rồi ra đảo Phú Quốc lập thêm căn cứ chống Pháp. Ngày 19/9/1868, thực dân Pháp bắt được Nguyễn Trung Trực dụ hàng không được chúng đưa ông ra chợ Rạch Giá xử chém ngày 27/10/1868 (tức ngày 12/9 năm Mậu Thìn).

Tương truyền, khi nghe tin Nguyễn Trung Trực bị xử chém, nhân dân Tà Niên nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đã đổ xô ra chợ Rạch Giá. Nguyễn Trung Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút ra đi. Các bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ “thọ” (chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào... Trước khi bị hành quyết, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây”.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Mộ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nguồn: Internet.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã hy sinh oanh liệt vì dân, vì nước. Tấm gương bất khuất và khí phách hiên ngang của ông đã góp phần hun đúc lòng yêu nước, ý chí quật khởi, kiên cường chống giặc ngoại xâm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, không chỉ ở thành phố Rạch Giá, mà nhiều nơi trong cả nước cũng có hàng chục ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực. Nhiều gia đình còn lập bàn thờ Nguyễn Trung Trực tại nhà riêng như thờ ông bà, cha mẹ mình để tưởng nhớ công ơn của ông và làm chỗ dựa tinh thần cho gia đình. Với sức lan tỏa ngày càng sâu rộng, lễ giỗ người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã được nâng lên thành lễ hội truyền thống. Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tỉnh Kiên Giang tổ chức quy mô hơn, với nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

Ban thờ thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực tại đền thờ ông ở Rạch Giá, Kiên Giang. Nguồn: Internet.

Nhân dịp kỷ niệm 155 năm Ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868 - 2023), ghi nhận và tôn vinh công lao to lớn của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người con của quê hương Bình Định nói riêng và cả nước nói chung đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của ông đối với đất nước, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]