(vhds.baothanhhoa.vn) - Có rất nhiều điều trong cuộc sống này, một khi mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được, trong đó có việc xâm hại, hủy hoại di tích.

Bao giờ tư duy màu mè trong trùng tu, tôn tạo di tích mới bị loại bỏ?

Có rất nhiều điều trong cuộc sống này, một khi mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được, trong đó có việc xâm hại, hủy hoại di tích.

Bao giờ tư duy màu mè trong trùng tu, tôn tạo di tích mới bị loại bỏ?

Nhiều bức phù điêu tạc hình người bên ngoài di tích bị tô vẽ.

Cụm di tích núi An Hoạch (núi Nhồi, xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, nay là phường An Hưng, TP Thanh Hóa) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 1992. Trong tổng thể bức tranh ấy, chùa Quan Thánh được xem là nét chấm phá đặc sắc. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều bức phù điêu phác họa chân dung Quận công Lê Trung Nghĩa; Quan Công oai phong, dũng mãnh cùng các hình tượng voi, ngựa; các tấm bia đá có nội dung viết bằng chữ Hán… Đó là những tư liệu quý, góp phần minh chứng cho bề dày lịch sử - văn hóa, nét đẹp của đất và người xứ Thanh.

Bao giờ tư duy màu mè trong trùng tu, tôn tạo di tích mới bị loại bỏ?

Nhiều tấm bia và bức phù điêu khắc trên đá tại chùa Quan Thánh bị tô vẽ màu mè.

Chính nét rêu phong, cổ kính nhuốm màu thời gian, là một trong những điều làm nên vẻ đẹp, giá trị của chùa Quan Thánh. Nhưng hiện nay, các bức phù điêu và bia chữ Hán được tạc trên vách núi tại ngôi chùa bị tô vẽ màu sắc xanh, vàng, đỏ. Một số tấm bia còn bị xâm hại thô bạo bằng việc khoan, đục để cố định cột sắt, khiến mặt bia loang lổ, bong tróc, mất chữ.

Trước những hình ảnh ấy, nhiều người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Một số nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa đã bức xúc lên tiếng.

Tiến sĩ Lê Thị Thảo, Trưởng khoa Văn hóa - Xã hội, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa chia sẻ: “Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cha ông ta để lại cho con cháu, đó là những sản phẩm vật chất, tinh thần, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chùa Quan Thánh (hay Quan Lão) nằm trong Cụm di tích núi An Hoạch đã được xếp hạng cấp quốc gia. Do đó, mọi hoạt động xây dựng, tu sửa chưa được cấp phép đều là vi phạm quy định của pháp luật”.

Thực trạng diễn ra ở chùa Quan Thánh đang nối dài danh sách và tiếp tục làm “dậy sóng” dư luận về việc di tích bị xâm hại. Bao giờ tư duy xanh đỏ màu mè trong trùng tu, tôn tạo di tích mới bị loại bỏ? Đến bao giờ mới thôi không phải đặt ra câu hỏi: Trùng tu, tôn tạo hay xâm hại, phá hoại di tích? Và đến bao giờ, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích mới đủ chặt chẽ, sát sao, có tính răn đe, chế tài nghiêm ngặt để xử lý dứt điểm, tận gốc những vi phạm trong lĩnh vực này?

Xứ Thanh - mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có tới 1.535 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê, bảo vệ, trong đó có 854 di tích đã được xếp hạng các cấp. Đây là tài sản vô giá, nguồn lực nội sinh quan trọng, động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quê hương, đất nước. Tuy nhiên, niềm tự hào càng lớn thì trách nhiệm phải càng cao, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích càng phải được coi trọng, đầu tư xứng tầm.

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]