(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm trong cụm di tích lịch sử - văn hóa đền Quốc Mẫu - đình Nghĩa Hương thuộc làng Nghĩa Hương, xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa), đình Nghĩa Hương xưa là nơi thờ Thành hoàng làng. Trong lịch sử, đình làng Nghĩa Hương là công trình kiến trúc gỗ mang nhiều giá trị.

Để “sống dậy” không gian văn hóa làng

Nằm trong cụm di tích lịch sử - văn hóa đền Quốc Mẫu - đình Nghĩa Hương thuộc làng Nghĩa Hương, xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa), đình Nghĩa Hương xưa là nơi thờ Thành hoàng làng. Trong lịch sử, đình làng Nghĩa Hương là công trình kiến trúc gỗ mang nhiều giá trị.

Để “sống dậy” không gian văn hóa làng

Trong lịch sử, đình Nghĩa Hương được khởi dựng với chức năng là không gian văn hóa làng, nơi thờ Thành hoàng làng - Quốc Mẫu Hà Thị Cai.

Đình Nghĩa Hương hay còn gọi đình làng Sở là nơi thờ Thành hoàng làng - Quốc Mẫu Hà Thị Cai. Bà được biết đến là người có công chiêu dân lập ấp, đặt nền móng xây dựng nên làng Nghĩa Hương bên bờ sông Mã. Tương truyền, vì có công giúp Bình Định Vương Lê Lợi thoát khỏi sự truy sát của kẻ thù, nên sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, bà đã được phong Quốc Mẫu. Người dân làng Nghĩa Hương cùng với việc lập dựng đền thờ Quốc Mẫu, còn suy tôn bà là Thành hoàng làng thờ ở đình làng Nghĩa Hương.

Để “sống dậy” không gian văn hóa làng

Hệ thống cột gỗ ở đình làng Nghĩa Hương được lưu giữ lại sau nhiều lần trùng tu.

Dựa theo các đăc điểm kiến trúc và các nguồn tài liệu, các nhà nghiên cứu xác định, đình làng Nghĩa Hương được khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đình làng xưa kia được cấu trúc bởi tòa đại đình lớn xây theo kiến trúc truyền thống: bít đốc; vì kèo “chồng rường kẻ bẩy”… là công rình kiến trúc gỗ bề thế, vững chắc.

Đình làng Nghĩa Hương thờ thành hoàng làng - bà Quốc Mẫu. Bởi vậy, từ khi khởi dựng, công trình kiến trúc gỗ đình làng Nghĩa Hương với ý nghĩa lịch sử, xã hội đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một làng, xã. Nổi tiếng khắp tổng Lỗ Hương (các xã ven đê sông Mã, bao gồm xã Hoằng Xuân) bởi quy mô kiến trúc, giá trị văn hóa, lịch sử và tầm ảnh hưởng.

Để “sống dậy” không gian văn hóa làng

Đình Nghĩa Hương sau khi được di chuyển vào trụ sở UBND xã Hoằng Xuân (cũ) đã được sử dụng là trung tâm văn hóa cộng đồng của xã.

Tuy nhiên, công trình kiến trúc gỗ bề thế một thời cũng có “số phận” khá thăng trầm. Ông Đinh Trọng Thu, người dân làng Nghĩa Hương, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Xuân cho biết: Di tích đình Nghĩa Hương trước đây vốn nằm ở ngoài đê, cách đền Quốc Mẫu không xa. Khoảng đầu những năm 1980, do một trận lụt lớn, đình Nghĩa Hương được di dời vào trụ sở UBND xã Hoằng Xuân (cũ), sau đó được trùng tu sử dụng làm trung tâm văn hóa cộng đồng của xã, việc thờ cúng thành hoàng làng dần phai mờ. Khi hai xã Hoằng Xuân và Hoằng Khánh sáp nhập, trung tâm hành chính xã Hoằng Xuân chuyển về địa điểm mới, di tích đình làng Nghĩa Hương cũng không còn được sử dụng. Không diễn ra các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không còn duy trì việc thờ cúng thành hoàng làng… khiến di tích quạnh vắng.

Để “sống dậy” không gian văn hóa làng

Khi trụ sở UBND xã Hoằng Xuân chuyển về địa điểm mới, đình Nghĩa Hương không còn được sử dụng thường xuyên khiến di tích quạnh vắng.

Cũng theo ông Đinh Trọng Thu, đình làng Nghĩa Hương vốn là không gian văn hóa cộng đồng, nơi thờ cúng Thành hoàng làng. Bởi vậy, để giữ gìn và phát huy giá trị vốn có của di tích, thì cần thiết phải khôi phục lại chức năng - giá trị ban đầu của di tích. Để người dân hiểu được ý nghĩa, từ đó thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ di tích. Có như vậy, mới mong giữ gìn, phát huy giá trị di tích đình Nghĩa Hương - không gian văn hóa làng truyền thống. Còn nếu cứ để như lâu nay, không chỉ khiến di tích nhanh xuống cấp, còn vô tình đánh mất đi những giá trị văn hóa đã được các thế hệ cha ông xưa gây dựng, bồi đắp. Hiện nay, những người biết và hiểu về đình Nghĩa Hương còn rất ít.

Để “sống dậy” không gian văn hóa làng

Khôi phục lại những giá trị văn hóa - tâm linh vốn có ở đình Nghĩa Hương là mong mỏi của người dân. Tuy nhiên, cần có sự quan tâm, hướng dẫn của chính quyền địa phương, các cấp, ngành theo đúng quy định Luật Di sản văn hóa.

Mong mỏi khôi phục lại những giá trị văn hóa tâm linh vốn có của đình Nghĩa Hương là nguyện vọng chính đáng của người dân. Tuy nhiên, để làm được điều này, rất cần có sự quan tâm, hướng dẫn của chính quyền địa phương và các cấp, ngành chuyên môn để làm đúng quy định của Luật Di sản văn hóa. Có như vậy, việc khôi phục, bảo tồn gắn với phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông mới thực sự trọn vẹn ý nghĩa.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]