(vhds.baothanhhoa.vn) - Là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh, Mường Lát hiện là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc như Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng biệt, tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần trên địa bàn.

Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mường Lát

Là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh, Mường Lát hiện là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc như Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng biệt, tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần trên địa bàn.

Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mường Lát

Thiếu nữ dân tộc Mông bên trang phục truyền thống.

Thời gian qua, cùng với chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, huyện vùng cao Mường Lát cũng tập trung nhiều giải pháp trong bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa của từng dân tộc, tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng.

Trên địa bàn huyện có khoảng hơn 10 lễ hội, nghi lễ lớn nhỏ khác nhau như lễ Xên bản (dân tộc Khơ Mú), lễ hội tết, lễ cưới (dân tộc Mông), lễ hội Tén Tằn (dân tộc Thái), lễ cấp sắp (dân tộc Dao)… Một số lễ hội, nghi lễ vẫn được nhân dân bảo tồn và duy trì, như lễ cấp sắc, nghi lễ trong đám cưới (dân tộc Dao), lễ hội tết, lễ cưới (dân tộc Mông)… Tuy nhiên, lễ cưới (dân tộc Mông) có sự thay đổi một số nội dung theo nếp sống mới.

Cùng với đó là hệ thống di tích có giá trị lịch sử văn hóa như đền thờ Tư Mã Hai Đào, hang động bản Lát, đoàn quân Tây Tiến. Các trò chơi, trò diễn dân gian của đồng bào các dân tộc như đánh cù Mông, chọi cù Thái, kéo co, ném còn… được chú trọng và xem là một trong những phần chính của các hoạt động trong ngày lễ, góp phần bảo tồn các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc.

Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mường Lát

Nam thanh, nữ tú dân tộc Mông chơi trò ném pao.

Trong đời sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc huyện Mường Lát không thể thiếu các loại nhạc cụ truyền thống như khèn, sáo, trống của đồng bào Mông; khèn bè, sáo, trống của đồng bào Thái; trống, chiêng, khay gõ đôi, chuông múa của đồng bào Dao được các nghệ nhân lưu truyền kinh nghiệm và được các thế hệ sau phát huy; đàn môi, đàn nhị của đồng bào Mông; cồng - chiêng, trống của đồng bào Thái... tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở huyện vùng cao Mường Lát

Nhiều trò chơi truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện luôn được giữ gìn và phát huy.

Qua hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 23-12-2015 của BCH Đảng bộ huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc huyện Mường Lát giai đoạn 2015-2020, huyện đã không ngừng đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống các di tích lịch sử văn hóa để đưa vào hoạt động nhằm phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân các dân tộc, cũng như phục vụ du khách.

Có thể nói, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cấp, ngành, đoàn thể, qua đó đã góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]