(vhds.baothanhhoa.vn) - Là một trong những trọng điểm du lịch khu vực miền Bắc, thế nhưng, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề được đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa. Càng khó hơn khi hoạt động du lịch trong thời gian qua chững lại do dịch bệnh nên khó tránh khỏi việc dịch chuyển lao động trong lĩnh vực này.

Quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình hiện nay

Là một trong những trọng điểm du lịch khu vực miền Bắc, thế nhưng, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề được đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa. Càng khó hơn khi hoạt động du lịch trong thời gian qua chững lại do dịch bệnh nên khó tránh khỏi việc dịch chuyển lao động trong lĩnh vực này.

Quan tâm hơn nữa đến việc giữ gìn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình hiện nay

Nhiều cơ sở lưu trú 3 - 5 sao trên địa bàn tỉnh hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. (Ảnh minh họa).

Đào tạo theo tiêu chuẩn nghề nghiệp

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 40.600 lao động du lịch trực tiếp. Số lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 32.300 người; trong đó, lao động trình độ đại học trở lên là 4.000 người, lao động trình độ cao đẳng, trung cấp là 12.900 người, lao động được đào tạo nghề, bồi dưỡng là 15.400 người. Đến thời điểm hiện nay, mặc dù chưa có báo cáo cụ thể về số lao động chuyển dịch công việc từ lĩnh vực này. Song, qua tìm hiểu thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến một lượng lớn lao động du lịch không có việc làm, đã chuyển hướng sang một số lĩnh vực khác. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng chiếm một phần không nhỏ.

Đại diện một số trường đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh cho rằng, ngay trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này, nguồn nhân lực du lịch cần được tăng cường đào tạo. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, để khi du lịch hồi phục hoàn toàn có thể cung cấp ra thị trường lực lượng lao động chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh. Theo đó, cơ sở để thực hiện việc nâng cao chất lượng chính là các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS và 7 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo tiếp cận năng lực của các nghề trong lĩnh vực du lịch đã được ban hành trong thời gian qua. Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng sẽ phải chuyển đổi chương trình và nội dung đào tạo theo tiếp cận năng lực.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ, trong thời gian qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, song nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã cố gắng giữ chân nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, áp dụng các cơ chế chính sách phù hợp về tiền lương, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.

Đáp ứng tình hình phát triển của địa phương

Trong những năm gần đây, Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế, nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, chú trọng đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Trong tình hình hiện nay, việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch; đồng thời, chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động du lịch, lại càng trở nên quan trọng.

Tại Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có trên 900 cơ sở lưu trú, trong đó có gần 200 khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao (3 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 29 khách sạn 3 sao, 163 khách sạn 1 - 2 sao); gần 150 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay cùng hệ thống các trung tâm mua sắm như: Trung tâm Thương mại Vincom Plaza; Vincom Tĩnh Gia; hệ thống các cửa hàng VinMart; Siêu thị Coopmark; Siêu thị BigC... (trong đó, có 2 đơn vị được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch gồm: Vincom Plaza và Vincom Tĩnh Gia). Ngoài ra, còn có các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng...

Ông Lê Đức Sinh, Giám đốc Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa (TP Thanh Hóa), cho biết: Hiện nay cơ hội việc làm đối với lao động chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch là rất lớn. Với địa phương được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch như Thanh Hóa, nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng trở nên cần thiết. Nguồn lực này chính là “vũ khí” cạnh tranh quan trọng trong bối cảnh hội nhập. Đặc biệt, với những vị trí quản lý, yêu cầu cao nhất vẫn là trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ.

Cũng theo ông Lê Đức Sinh, thực tế hiện nay, không chỉ với Mường Thanh Thanh Hóa mà đối với lĩnh vực lưu trú, hệ thống các nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao tại Thanh Hóa, khi tuyển dụng nhân lực vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các vị trí quan trọng như quản lý, lễ tân, kỹ thuật bếp... Đối với nhân lực sau tuyển dụng, hầu hết đều được đào tạo lại một cách bài bản, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu của đơn vị.

Trong những năm vừa qua, hàng loạt các khách sạn 4 - 5 sao liên tục được các doanh nghiệp lớn đầu tư đưa vào hoạt động tại thị trường Thanh Hóa như: Central, Vinpearl, Mường Thanh, FLC Sầm Sơn. Cùng với đó là nhiều nhà hàng ăn uống, khu nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư trên địa bàn tỉnh. Vì thế, nguồn lao động chất lượng được “săn đón” quyết liệt, đầu ra từ các trường đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh gần như không đủ cung cấp cho thị trường thời điểm này và cả những năm tới.

Thực tế trên cho thấy ngoài các giải pháp khắc phục khó khăn trong thời điểm hiện nay, ngành du lịch Thanh Hóa cần chú trọng đến việc giữ chân nguồn nhân lực chất lượng, có kinh nghiệm và phát triển đội ngũ này. Đây được xem là sự chuẩn bị quan trọng để sẵn sàng cho những bước phục hồi và thực hiện chiến lược phát triển du lịch một cách căn cơ, bền vững hơn trong thời gian tới.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]