(vhds.baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 đã khiến công việc ở hầu hết các ngành nghề bị cắt giảm, nhưng thay vì chán nản, nhiều người đã tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để thỏa sức với những đam mê mà trước đó vì bận rộn, họ đã từng có lúc quên lãng.

Thỏa đam mê trong mùa dịch

Đại dịch COVID-19 đã khiến công việc ở hầu hết các ngành nghề bị cắt giảm, nhưng thay vì chán nản, nhiều người đã tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để thỏa sức với những đam mê mà trước đó vì bận rộn, họ đã từng có lúc quên lãng.

Thỏa đam mê trong mùa dịch

“Đứa con tinh thần” của chị Nhung nhận được nhiều lượt “like” khi đăng trên zalo.

Vốn có năng khiếu vẽ từ bé nhưng chị Nguyễn Thị Nhung (xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương) lại được gia đình định hướng theo nghiệp làm báo. Cũng như các ngành nghề khác, từ khi có đợt dịch thứ 4 bùng phát công việc của chị cũng ít bận rộn hơn. Gần đây, tình cờ nhìn thấy một bức tranh của ai đó vẽ đăng facebook có phối cảnh rất đẹp, chị lại nhớ về một thời đam mê của mình. Thế là như được đánh thức sau một thời gian mải mê với biết bao bộn bề của cuộc sống, chị lại cầm cọ vẽ những nét đầu tiên với tất cả sự háo hức.

“Bức tranh thứ nhất mình có chút bối rối trong việc sử dụng màu, nhưng sang các bức vẽ sau thì đã có thể điều chỉnh được hài hòa hơn. Mình cũng cố gắng tư duy để bố cục bức tranh không quá rối mà cũng không bị đơn điệu, tạo cho người xem cảm giác chân thực, dễ hiểu. Mỗi khi hoàn thành một tác phẩm, mình lại đăng lên facebook, zalo làm kỷ niệm”, chị Nhung cho biết.

Nếu vẽ là một môn nghệ thuật đòi hỏi người đam mê phải có năng khiếu thì việc đọc sách lại đơn giản hơn nhiều bởi chỉ cần ai đó ham muốn tìm tòi, khám phá là được. Nhưng giữa vô vàn thông tin được đăng tải trên không gian mạng như hiện nay thì để tìm được một người còn đam mê đọc sách lại là điều không hề dễ. Ấy thế mà chị Trần Khánh Linh (xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa) lại chưa bao giờ hết đam mê với những cuốn sách. Chẳng qua vì công việc làm kế toán cho một doanh nghiệp trước đây quá bận rộn nên tất cả những cuốn sách chị mua về trong những đợt giảm giá vẫn chưa thể xem hết được. Chị Linh kể: “Thời sinh viên, tôi chỉ thích lên thư viện để đọc sách. Ngày đó, ngoài các loại sách chuyên ngành tham khảo, tôi hay đọc những sách về chủ đề tình yêu, tình đời. Khi đã có gia đình, con cái, những lúc rảnh rỗi, tôi chỉ đọc những cuốn sách về hôn nhân, về cách nuôi dạy con sao cho tốt nhất, nhưng cũng không được nhiều”.

Thỏa đam mê trong mùa dịch

Đam mê đọc sách đã trở lại với chị Linh trong mùa dich.

Cũng theo chị Linh, trong cuộc sống có rất nhiều điều dễ dàng nhưng vì lười đọc sách mà người ta không có kiến thức và hiểu biết để giải quyết các rắc rối, lâu dần đẩy mọi việc vào chỗ mệt mỏi, thậm chí bế tắc, tiêu cực. Giống như ở gần nhà chị có một cô giáo mầm non nhưng lại thường xuyên quát đánh đứa con trai mới hơn 2 tuổi chỉ vì đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm, nói không nghe lời. Giá mà người mẹ ấy chịu đọc sách về tâm sinh lý của trẻ nhỏ thì không những có thể kiềm chế được cảm xúc nóng giận, mà còn giúp con phát huy trí tuệ và hình thành những đức tính tốt đẹp về sau này. Vậy nên, thay vì lướt mạng chị đều tranh thủ đọc sách.

Còn đối với chị Đỗ Ngọc Thanh (xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn) thì đam mê lại có phần thực tế hơn, đó là may mặc. Vì trước đây, gia đình khó khăn, chị đã nói với bố mẹ không thi đại học mà đi học may để về mở một cửa hiệu. Nhưng vào thời điểm đó ở quê chị thợ may đa số đều ế khách vì các mặt hàng may mặc bày bán ở chợ rất rẻ. Trong khi đó, quê chị người ta vẫn coi trọng việc bằng cấp lắm nên dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ vẫn muốn chị vào đại học cho nở mày, nở mặt với họ hàng. Học xong, chị Thanh xin vào làm ở một ngân hàng nhưng chưa được bao lâu thì lại “dính” mùa COVID.

“Công việc ở ngân hàng giai đoạn này nhiều rủi ro nên tôi đành xin nghỉ cho an toàn”, chị Thanh trần tình. Nghĩ dang dịch, bệnh có đi xin việc ở đâu cũng khó khăn nên một hôm đi về qua một hiệu may gần nhà, chị đã ghé vào để xin được học cái nghề mà ngày xưa chị từng hứng thú. Theo chị, nghề nào rồi cũng có lúc thăng trầm, lên xuống, nhưng nếu yêu thích và nỗ lực cố gắng thì đến một lúc nào đó, “có công mài sắt sẽ có ngày nên kim”.

Cuộc sống là vậy, đôi khi cần sống chậm lại để nhận ra mình đam mê gì và hãy đến với điều đó.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]