(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, công tác dân vận của Đảng cũng chứng minh và phát huy vai trò quan trọng của mình. Được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, công tác dân vận tiếp tục phát huy vai trò trong công tác hòa giải ở cơ sở, giải phóng mặt bằng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân vận khéo “cầu nối” giữa Đảng và Dân (Kỳ 1): Về vùng giáo xem công tác “dân vận khéo”

Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, công tác dân vận của Đảng cũng chứng minh và phát huy vai trò quan trọng của mình. Được sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, công tác dân vận tiếp tục phát huy vai trò trong công tác hòa giải ở cơ sở, giải phóng mặt bằng...

Để những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, nhanh chóng, kịp thời và phát huy giá trị cao nhất, có nhiều cách thức khác nhau. Trong đó vai trò công tác dân vận của Đảng rất quan trọng. Tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) xã vùng giáo để lại cho tôi nhiều ấn tượng đặc biệt về mối đoàn kết lương giáo nồng nàn.

Từ điển hình hơn 30 năm làm dân vận khéo vùng giáo

Về xã Nga Điền những ngày trung tuần tháng 8 khi đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ xã, Đảng bộ huyện vừa diễn ra thành công, con đường khang trang với hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ khiến tôi phải trầm trồ khen ngợi. Tại phòng làm việc, ông Nguyễn Quốc Bảo - Chủ tịch Ủy ban MTTQ chia sẻ: “Thú thật, hẹn rồi, chứ không giờ này đang có lịch dưới thôn với bà con. Khổ, có nhà vợ chồng anh H. chị K. (thôn 2) giận dỗi gì nhau, bát đũa, xoong nồi bay ra tới cổng nhà hàng xóm! Hộ xóm giềng chạy lên gõ cửa xồng xộc như báo án, bảo xuống dân ngay. Hiện chị Tám - Chủ tịch Hội phụ nữ xã đã xuống giải quyết! Vụ việc căng như dây đàn vì chồng là người bên lương, vợ bên giáo, giải quyết không khéo rất dễ to chuyện". Trong sự việc này, chị Tám đã gọi mời cả Cha, Chánh chương cùng đồng chí thôn trưởng xuống. Có đủ ban bệ 2 bên xuống, hai vợ chồng ái ngại, họ lại cười nói với nhau.

Ông Nguyễn Quốc Bảo chính là điển hình tiên tiến trong mắt bà con nhân dân xã này, cũng là người từ lâu tôi ấp ủ dự định phỏng vấn. Cũng là sự tình cờ tôi biết, khi dự đưa tin về hội nghị điển hình tiên tiến trong công tác dân vận tại huyện Nga Sơn cách đây vài năm. Hôm đó, ông Nguyễn Quốc Bảo là một trong những người được xướng tên và để lại cho tôi những ấn tượng đặc biệt...

Ông làm công tác mặt trận lâu chưa? - “Cũng ngót chục năm rồi! Còn làm dân vận thì hơn 30 năm”. Ông Bảo cho rằng, hoạt động ở vị trí nào thì vai trò, nhiệm vụ chính vẫn là dân vận, mỗi lĩnh vực một đặc thù. Nói không quá chứ ở vùng đất có tới hơn 80% là đồng bào công giáo sống xen lẫn này, mình là đảng viên, là cán bộ, nếu dân vận không tốt thì khó để có thể làm được việc gì.

Hàn huyên cùng ông, tôi mới rõ, ông vốn là bộ đội. Còn nói như lãnh đạo xã này, ông Bảo đã “chai sạn, sỏi sành” những việc lớn, việc nhỏ trong xã, trong thôn, nên nhiều năm liền được vinh dự là cán bộ “dân vận khéo”. Với ông Bảo, muốn giải quyết thành công thì vai trò của “dân vận khéo” là hết sức quan trọng. Dân hiểu, dân đồng tình thì việc gì cũng thành công. Cũng như việc xây dựng mô hình điểm “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” thì vai trò của việc khơi dậy tình đoàn kết lương giáo chính là “chìa khóa”.

Nói đến đây, ông Bảo tự hào khoe về mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” (ra đời từ năm 2014), là mô hình điểm đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, hoạt động đạt những hiệu quả to lớn. Đặc biệt, mô hình đã thể hiện được sự vận dụng sáng tạo trong triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp về công tác tôn giáo, cụ thể hóa Kế hoạch số 18/ KH-BCĐ ngày 30/5/2014 của BCĐ 138 huyện Nga Sơn về “Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào Công giáo”...

Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, từng giáo xứ, giáo họ đã căn cứ vào tình hình, đặc điểm của địa bàn quản lý để xây dựng mô hình gắn với “Tự phòng, tự quản, tự hòa giải về ANTT”. Đồng thời vận động và tranh thủ các chức sắc, chức việc trong giáo họ, những người có uy tín trong các giáo xứ và đồng bào công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn ANTT, xây dựng nông thôn mới.

Mặt khác ban chấp hành xây dựng mô hình tại các giáo xứ đã làm tốt công tác phối hợp với ban công tác mặt trận ở khu dân cư thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa phát hiện và giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nhân dân. Qua phân loại, bình xét các tiêu chí, đến nay trên địa bàn xã Nga Điền hơn 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 100% giáo họ đạt tiêu chuẩn giáo họ bình yên. Các hộ gia đình, các khu dân cư, các giáo họ, giáo xứ thực hiện nghiêm các quy định về nếp sống văn hóa, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, không có tội phạm, tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm...

Sở dĩ ông Bảo có được sự tín nhiệm cao trong nhân dân ngoài cách làm, quan điểm thì ông là người nói được, làm được, “nói đi đôi với làm”, theo đúng tinh thần, không nói suông, giáo điều. Nhiều hoạt động, nhiều công việc đã được ông triển khai nhất quán theo quan điểm. Ngoài công việc, khía cạnh gia đình ông cũng được bà con khen ngợi là chịu khó, hay lam hay làm. Như lời ông Bảo - “Mình là đảng viên, là cán bộ thì mọi việc phải làm gương đi đầu thì người dân mới tin theo”.

Ngẫm quả không sai, bản thân gia đình ông Bảo ngoài việc xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, con cái thành đạt thì hiện 2 ông bà cũng chính là những “điển hình” trong phát triển kinh tế. Gia đình ông đã gây dựng được một cơ sở may mặc, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần chục lao động, mức lương bình quân 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Điều đặc biệt, lao động tại cơ sở của ông là những người khó khăn, là những con em ra trường chưa xin được việc, hoặc lao động lúc nông nhàn...

Nhờ “dân vận khéo” và mối đoàn kết lương giáo nồng nàn, xã Nga Điền đã về đích nông thôn mới trước kế hoạch 2 năm.

Khi “lương giáo một nhà”!

Ông Đỗ Văn Tình - Bí thư Đảng bộ xã Nga Điền cho rằng, một trong những thành công mà Nga Điền đã đạt được chính là sự vận dụng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, phát huy các giá trị nhân văn trong tôn giáo để xây dựng địa phương phát triển. Cũng bởi vậy, Nga Điền được lãnh đạo tỉnh, huyện khen là vùng quê có mối đoàn kết “lương giáo nồng nàn”, là xã “cán đích” nông thôn mới trước lộ trình 2 năm... cũng xuất phát từ tinh thần đó. Trả lời câu hỏi rằng, làm lãnh đạo vùng giáo hẳn rất khó?!. Ông Tình cười bảo: “Nói là khó thì không hẳn là khó! Nhưng bảo dễ thì hẳn không dễ, cốt ở cách làm! Biết cách làm thì dễ, mà không biết cách làm thì sẽ trở thành khó! Làm sao để lương giáo đoàn kết “một nhà” chính là chìa khóa”.

Ông dẫn chứng, phía giáo xứ cũng như phía bên chính quyền có mối gắn kết khăng khít. Thường xuyên gặp mặt, trao đổi các công việc trong xã. Bên cạnh đó, những ngày lễ như giáng sinh, ngày tết... hai bên cùng nhau phối hợp tổ chức lễ. Gần như không có chuyện gì nổi cộm không thể giải quyết.

Cha Hoàng Thái Hòa - Giáo xứ Điền Hộ nhớ: Hồi đầu năm, liên quan tới hộ dân là công giáo gửi đơn thư, khiếu kiện lên chính quyền xã, huyện về tranh chấp đất đai. Theo đó, bản đồ 299, đất nhà bà Nghiêm Thị Q. kéo dài hết về phía sau thửa đất. Nếu theo bản đồ thì con đường ngõ đi chung phía sau của các hộ dân chỉ còn rộng có 50cm. Do chưa có sự thống nhất của gia đình bà Q. nhưng các hộ dân trong ngõ đã tự ý mở rộng con đường, đổ bê tông kiên cố. Bất bình bà Q. đã đơn thư nhiều nơi đòi quyền lợi. Vụ việc trở nên phức tạp khi thời gian kéo dài, ảnh hưởng tới an ninh trật tự cũng như phong trào chung của thôn, xã, huyện.

Chính quyền xã Nga Điền đã mời cha Hòa và các Chánh chương họp bàn, tìm hướng giải quyết. Nhận thấy, đây là vấn đề mâu thuẫn về tình cảm nên phương án hòa giải là giải pháp. Theo đó, giáo xứ và chính quyền cùng mời các hộ lên vận động hòa giải. Sau khi đưa ra phân tích đúng sai, hai bên về cơ bản đã giải quyết được mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên là người công giáo ở Nga Điền cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, là một trong những đơn vị dẫn đầu của huyện. Đến nay, Đảng bộ xã Nga Điền đã có 221 đảng viên, sinh hoạt tại 14 Chi bộ trực thuộc... trong đó, tỷ lệ đảng viên là người công giáo ngày càng chiếm tỷ lệ lớn.

Đánh giá của Ban Dân vận huyện Nga Sơn, mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” (ra đời từ năm 2014) tại xã Nga Điền, là mô hình điểm đầu tiên của cả tỉnh, hoạt động đạt những hiệu quả to lớn. Ngoài nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhân dân, các phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào đảm bảo ANTT luôn diễn ra sôi nổi. Đây cũng là xã đã hoàn thành xã nông thôn mới trước lộ trình 2 năm của huyện.

“Nga Sơn là huyện có đông đồng bào theo đạo công giáo nhất tỉnh Thanh Hóa, với hơn 27.000 giáo dân. Từ năm 2004 đến nay, toàn huyện kết nạp được hơn 140 Đảng viên mới là người có đạo, nâng tổng số đảng viên là người có đạo lên hơn 300 đảng viên. Trong những năm qua, các mô hình, phong trào “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa”, mô hình đảm bảo ANTT, “sống tốt đời, đẹp đạo”... đã đang góp phần gắn kết mối quan hệ lương giáo. Năm 2020, huyện Nga Sơn đã trở thành huyện Nông thôn mới”.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]