(vhds.baothanhhoa.vn) - Vương Hồng Sển (1902 - 1996) l à một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam tiêu biểu. Ngay cả trong những năm tháng cuối đời, khi đã ví mình như “một con chim sắp sũ cánh trở đầu về núi, tiếng kêu bật ra tha thiết như lời từ giã cuối cùng” thì ông vẫn không ngừng nỗ lực viết. Viết để thỏa mãn đam mê. Viết để níu giữ lại đó những dư âm, vang động thời cuộc, râm ran chuyện trò cùng người đời với muôn vàn chuyện nhỏ, chuyện to... (Tạp bút năm Quý Dậu 1993, NXB Trẻ).

Lần trong di cảo, tìm ký ức xưa

Vương Hồng Sển (1902 - 1996) l à một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam tiêu biểu. Ngay cả trong những năm tháng cuối đời, khi đã ví mình như “một con chim sắp sũ cánh trở đầu về núi, tiếng kêu bật ra tha thiết như lời từ giã cuối cùng” thì ông vẫn không ngừng nỗ lực viết. Viết để thỏa mãn đam mê. Viết để níu giữ lại đó những dư âm, vang động thời cuộc, râm ran chuyện trò cùng người đời với muôn vàn chuyện nhỏ, chuyện to... (Tạp bút năm Quý Dậu 1993, NXB Trẻ).

Lần trong di cảo, tìm ký ức xưa

Đúng như tên gọi, “Tạp bút năm Quý Dậu 1993” gần 400 trang sách là tập hợp những mẩu chuyện, ký ức gắn với các sự kiện diễn ra hoặc đơn thuần là các bài viết của cụ Vương được viết trong năm 1993.

Cuộc sống là một vòng luân hồi nhưng mỗi dấu ấn, sự kiện ở đó chẳng bao giờ lặp lại đúng như những gì đã từng diễn ra. Chúng rất dễ bị trôi tuột đi, bị phủ mờ bởi dòng chảy thời gian, giới hạn của trí nhớ. Cũng là con người đó nhưng câu chuyện của ngày hôm nay đã rất khác với ngày hôm qua, cảm xúc đã khác đi rất nhiều so với thời điểm bắt đầu...

Do đó, dấu ấn thời gian trong mỗi tập tạp bút của Vương Hồng Sển có ý nghĩa rất đặc biệt. Nó giống như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt, kết nối những vụn vặt trong cuộc sống đời thường, tản mạn trong ý nghĩ “thành hình”, “thành dạng”. Nó khiến cho những trang viết đậm tính cá nhân song hành cùng thời cuộc.

Bạn đọc cứ mãi hình dung về những chú ong thợ tỉ mẩn gom góp tinh túy của các loài hoa để làm nên giọt ngọt dâng đời. Cụ Vương cũng vậy. Những trang viết của cụ là tất cả những gì tinh túy nhất được kết tinh từ niềm đam mê đọc sách, tính cách hoài cổ, ưa xê dịch, thích ghi chép lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe.

Đọc Tạp bút của Vương Hồng Sển để biết cụ Tiên Điền đã từng đi sứ sang Trung Quốc đem về bộ chén trà Mai Hạc. Nghe cụ Vương nhắc lại những ngôi trường dạy kỹ nghệ sơ đẳng mà người Pháp lập ra ở Nam Kỳ như: Trường dạy về máy tàu, máy xe ô tô, trường dạy vẽ ở Gia Định, trường dạy về đồ mộc ở Thủ Dầu Một, trường dạy về nghề gốm ở Biên Hòa; chuyện đường phố Sài Gòn xưa hay điểm lại những dấu tích xưa Sài Gòn... Những mẩu chuyện thoạt nghe sẽ thấy bảng lảng, cà kê nhưng tin rằng, với ký ức của nhiều thế hệ người dân nơi đây, đó cũng là niềm thương, nỗi nhớ...

Cụ Sển thẳng thắn, khách quan khi bàn góp chuyện đời: chuyện dự định xây cầu Mỹ Thuận, rồi chuyện văn hóa - văn nghệ như hát bội, cải lương, tuồng Phụng Nghi Đình, Tết tây - Tết ta...

Chuyện “đồ xưa sách cũ” trở đi trở lại trong những trang viết của cụ Vương. Đó cũng là cách ông cổ súy việc học, việc đọc và lan tỏa niềm đam mê này. Ngỡ chỉ là mấy chuyện vụn vặt, lượm lặt mà bằng cách nào đó, nó cứ duyên dáng, thú vị, hấp dẫn đến lạ.

Văn là người, tâm tính cụ Vương ra sao nó “bày sàng” hết trên trang văn như thế. Đọc tạp bút của cụ Vương để hiểu hơn con người trí thức vừa uyên bác, hào sảng, thâm sâu vừa tưng tửng, tếu táo, giễu nhại. Trong bất kì chuyện gì cũng vậy, cụ Vương không ưa chuộng “tầm chương trích cú” mà cốt sao cho tự nhiên nhất, bắt đầu từ những điều gần gũi, giản dị quanh mình.

Cách cụ viết như cách cụ đang nói chuyện phiếm cùng độc giả, hóm hỉnh, tếu táo, nhẩn nha mà không kém phần sâu sắc, thẳng thắn: “Chơi đồ cổ cũng như chơi sách xưa sách cũ đều là phải có chút năng khiếu và ít thiện chí, chớ không phải vì có nhiều tiền, rồi ỷ của, mua quấy mua quá, rồi tự hào đã biết và thành thạo chơi đồ xưa”! Thật không còn lời nào thẳng thắn hơn, quyết liệt hơn thế!

Tạp bút năm 1993 được cụ Vương viết khi đã ở độ tuổi xưa nay hiếm nhưng trí lực, đam mê ấy là cả niềm ao ước, ngưỡng mộ đối với người trẻ. Cụ vẫn cặm cụi đánh máy, viết tay, vẫn miệt mài ghi lại chuyện đông - tây, kim - cổ trên những trang viết như “lời quê chắp nhặt”: “Những gì ông viết ra như trăng trối, có khi chỉ là chuyện lụn vụn, “tào lao”, “loạn xà ngầu”, nhưng với người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, chất chứa những niềm say mê, và quyến rũ... bởi đó là những âm thanh của cuộc biến động ngoài xã hội được vọng lại, dồn nén, rồi bật ra thành lời...”.

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]