(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhạc sĩ Phú Quang, sinh năm 1949, từng học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc, sau đó công tác tại các nhà hát, làm việc cho các dàn nhạc ở Hà Nội, TP.HCM.

Nhạc sĩ Phú Quang: Chiếc lá thu vàng đã rụng

Nhạc sĩ Phú Quang, sinh năm 1949, từng học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc, sau đó công tác tại các nhà hát, làm việc cho các dàn nhạc ở Hà Nội, TP.HCM.

Nhạc sĩ Phú Quang: Chiếc lá thu vàng đã rụng

Nhạc sĩ Phú Quang.

Chỉ nghe nhạc của ông một người chưa biết Hà Nội cũng thêm yêu Hà Nội, một người đi xa Hà Nội luôn nhớ và muốn trở về vào thời khắc cuối thu đầu đông với những cảm xúc: “Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ/ Đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương/ Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya không gian dạ hương sâu thẳm/ Từng tiếng chim đêm khắc khoải vọng về” ..., “Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng/ Chút lá thu vàng đã rụng/ Chiều nay cũng bỏ ta đi”.

Nhạc sĩ Phú Quang từng nói: "Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác". Vì thế, trong kho tàng hơn 600 bài hát của ông, đa số viết về Hà Nội. Nhiều bài thơ được ông phổ nhạc trở thành ca khúc nổi tiếng như: Em ơi, Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Hà Nội ngày trở về (thơ Thanh Tùng), Im lặng đêm Hà Nội(thơ Phan Thị Ngọc Liên), Một dại khờ, một tôi (thơ Nguyễn Trọng Tạo)...

Nhạc sĩ Phú Quang: Chiếc lá thu vàng đã rụngBài thơ của Phan Vũ là nguồn cảm hứng để có nhạc phẩm bất hủ "Em ơi, Hà Nội phố".

Chính từ những ca khúc của ông mà hình ảnh phố cổ, hoa sữa, cây bàng, gió mùa đông bắc, tiếng dương cầm, nóc nhà thờ, heo may... đã khắc sâu hơn về một Hà Nội trầm mặc, lãng mạn, nên thơ.

Nhạc sĩ Phú Quang: Chiếc lá thu vàng đã rụng

Nhạc sí Phú Quang biểu diễn bên cây đàn piano.

Hàng năm, nhạc sĩ Phú Quang đều đặn tổ chức hai liveshow vào mùa xuân và mùa đông, thu hút đông đảo khán giả. Hầu hết các liveshow của ông luôn “cháy vé”. Ông ấp ủ làm chương trình về phố Khâm Thiên - nơi ông gắn bó tuổi thơ. Nhạc sĩ ám ảnh ký ức về mất mát nặng nề của người dân nơi đây qua cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân Mỹ, năm 1972. Ngoài ra, sau cuốn “Chuyện bình thường và Những mảnh hồi ức” chợt hiện, xuất bản năm 2016, ông còn muốn ra thêm một cuốn sách mới, ghi chép những câu chuyện đáng nhớ trong cuộc sống của ông.

Nhạc sĩ Phú Quang: Chiếc lá thu vàng đã rụng

Cuốn sách Chuyện bình thường và những mảnh hồi ức ngay khi vừa ra đời năm 2016 đã được bạn đọc rất đón nhận.

Cả đời ông gắn bó với âm nhạc. Ông viết rất nhiều nhạc sân khấu, điện ảnh, nhạc thính phòng, giao hưởng, nhạc múa, nhạc nền cho cải lương. Ông cũng đã xuất bản tập bài hát Đâu phải bởi mùa thu (1990), Những tình khúc Phú Quang chọn lọc (46 bài, 1995).

Chính vì tình cảm và những đóng góp của ông cho Hà Nội, năm 2014, nhạc sĩ Phú Quang được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” và năm 2020, ông được trao Giải thưởng Lớn “Vì tình yêu Hà Nội”.

Tình ca của Phú Quang hầu hết mang giai điệu buồn. Buồn nhưng không bi lụy, buồn mà đẹp. Trong một lần trò chuyện với phóng viên báo chí, ông đã chia sẻ: “Đời sống của tôi nỗi buồn nhiều hơn. Nỗi buồn thường liên quan đến tình yêu, tất nhiên rồi. Đôi khi người ta cố gắng bấu víu vào tình yêu và luôn thất vọng. Tôi uống cà phê vì vị đắng của nó an ủi được lòng tôi. Để thấy hóa ra đời sống này đắng cay mới là chính”.

Những ca từ trong ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang đầy chất thơ: Sao chợt nghe xa vắng quanh đời/ Sao chợt nghe hiu hắt môi cười/ Tay khát vọng mỏi bao lần cố với/ Nghe đời dài trên từng nẻo đường quen; Người yêu ơi dù mai này cách xa/ Mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta/ Và ta biết một điều thật giản dị/ Càng xa em ta càng thấy yêu em; Buổi sáng muốn gọi em, nắng vẫn còn mê ngủ/ Buổi sáng muốn gọi em, gió lạnh lẽo chối từ...

Sinh thời, nhạc sĩ Phú Quang từng cho biết, 50 tuổi ông bị 3 khối u to bằng quả trứng mọc ở cổ. Khi ấy, các bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư và yêu cầu mổ ngay, xạ trị may ra còn kịp. Nhưng ông chần chừ vì nghĩ: “Ung thư giai đoạn này rồi đụng dao kéo khéo bệnh nặng hơn”. Ông chấp nhận cái chết nhưng tinh thần thì vẫn lạc quan, ông thay đổi chế độ sinh hoạt và tập luyện, luôn tâm niệm và thích câu nói của Exenhin: “Chết thì không có gì mới cả, nhưng không có nghĩa là sống thì mới hơn”.

Xin thắp một ngọn nến vào ngày đông tiễn biệt ông - nhạc sĩ tài hoa!.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]