(vhds.baothanhhoa.vn) - Khi cơn gió lạnh hoang hoải tràn về từ một nơi nào xa xăm lắm, những đám mây xám bạc chiếm lĩnh bầu trời đông, thu đã gần cạn mà ngả sang đông cũng là lúc những bông hoa lau phất phơ khoe mình. Có ai đang háo hức chờ đợi loài hoa ấy khoe sắc? Có ai nâng niu cánh hoa mỏng manh ấy trên đôi bàn tay, trưng diện trong nhà, nơi làm việc? Ấy vậy mà bao đời, hoa lau vẫn kiên cường, kiêu hãnh sức sống, vẻ đẹp riêng của mình.

Những bông hoa lau trước gió

Khi cơn gió lạnh hoang hoải tràn về từ một nơi nào xa xăm lắm, những đám mây xám bạc chiếm lĩnh bầu trời đông, thu đã gần cạn mà ngả sang đông cũng là lúc những bông hoa lau phất phơ khoe mình. Có ai đang háo hức chờ đợi loài hoa ấy khoe sắc? Có ai nâng niu cánh hoa mỏng manh ấy trên đôi bàn tay, trưng diện trong nhà, nơi làm việc? Ấy vậy mà bao đời, hoa lau vẫn kiên cường, kiêu hãnh sức sống, vẻ đẹp riêng của mình.

Những bông hoa lau trước gió

Những bông hoa trắng mong manh dễ bị lãng quên giữa dòng đời hối hả.

Sắc đông, khí đông khiến cho nhịp sống dù có hối hả thế nào thì tâm trí mỗi người cũng có chút gì như điềm tĩnh, sâu sắc hơn. Ví như ngay lúc này đây, giữa đại lộ xô bồ, huyên náo xe cộ, ỉnh ỏi âm thanh, lòng ta bỗng dâng lên niềm xao xuyến, tâm trí vẩn vở nghĩ ngợi về sự xuất hiện của một loài hoa như có như không: Hoa lau.

Loài hoa ấy, nghe tên thì chẳng còn xa lạ. Nhưng tin chắc rằng, sự tồn tại, có mặt của nó trên đời này, dường như ít ai bận tâm, trông ngóng. Cũng là loài hoa nở vào những tháng cuối năm nhưng những xôn xao, rực rỡ của cúc họa mi, tam giác mạch, hoa cải, dã quỳ, hướng dương… khiến người đời vô tình lãng quên sự có mặt của bông hoa lau.

Hoa lau - “Đó là loài hoa nở vào cuối năm/ Đó là loài hoa mọc nơi cuối đất/ Đó là loài hoa đợi ở cuối đời” - Đó là “phận hoa bên lề” (theo tên một tác phẩm tùy bút đặc sắc viết về hoa lau của TS Chu Văn Sơn, in trong cuốn sách “Tự tình cùng cái đẹp”).

Mỹ cảm mang chút bi thương của ông khi nhìn về hoa lau đã mang đến những dòng tùy bút sâu sắc: “… Không màu mè, không hình nét. Có sắc mà vô sắc. Là hoa mà như không phải hoa. Có mà như không có. Hoa lau nhắc ta nhiều nhất về sự chập chờn mong manh của phận người. Cũng là nhắc về cái bạc lý bạc nghĩa của sự tồn sinh. Có lẽ vì thế mà thiền nhân bao đời thường thấy nhân gian trong một thoáng hoa lau. Nhiều khi cứ ngắm mãi bông trắng hiu hắt bất định ấy, chính tôi cũng từng lâm vào nghi hoặc: Nó là hoa hay không phải hoa? Nó là hoa lau hay chỉ là cái bóng nhòe mờ, phôi pha của một loài hoa nào khác?”.

Một loài hoa lau mỏng manh giữa dòng đời nghiệt ngã. Tuy nhiên, sức sống, số phận của chúng giữa cuộc đời này dạy cho chúng ta bài học đắt giá về sự kiên cường, mạnh mẽ, lạc quan, kiên định. Nếu mọi nỗ lực, cố gắng của bạn chẳng được ai ghi nhận, đoái hoài, nâng niu, trân trọng thì sao? Nếu bạn cứ phải lặng lẽ một mình cô đơn đối mặt với tất cả khó khăn, thử thách và lần mò tìm cơ hội, hướng đi cho mình thì đã sao? Hãy nhìn vào cái cách mà hoa lau bền bỉ, kiên cường khoe mình trước gió, làm đẹp cho đời theo cách của riêng nó.

Cứ hết mình, cứ tận hiến đi, sợ gì nhân gian này không có ai là tri kỷ, nhận thấy vẻ đẹp, tâm hồn, sức hút và những nỗ lực, cố gắng của bạn. Tựa như cái cách mà hoa lau đã gặp được cái cúi đầu đầy quan tâm, thấu hiểu, chân thành, trân trọng của một tâm hồn yêu cái đẹp mãnh liệt và cùng thăng hoa, ghi dấu trong cuộc đời, trong lòng người.

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]