(vhds.baothanhhoa.vn) - Ở Lũng Niêm, mặt trời mùa hè đem nắng rắc lên ruộng bậc thang mùa nước đổ. Từng giọt sương mai đọng trên bờ cỏ trở nên lấp lánh. Đám mây tan ra và trườn về dãy núi Pù Luông như dải lụa mềm. Chợ phiên Phố Đoàn nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của huyện Bá Thước bắt đầu mở vào sáng thứ năm và sáng chủ nhật.

Phiên chợ phố núi

Ở Lũng Niêm, mặt trời mùa hè đem nắng rắc lên ruộng bậc thang mùa nước đổ. Từng giọt sương mai đọng trên bờ cỏ trở nên lấp lánh. Đám mây tan ra và trườn về dãy núi Pù Luông như dải lụa mềm. Chợ phiên Phố Đoàn nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của huyện Bá Thước bắt đầu mở vào sáng thứ năm và sáng chủ nhật.

Phiên chợ phố núiMinh họa: Ngọc Minh

Người từ Son - Bá - Mười cách chợ hơn chục cây số rủ nhau gùi từng gùi mắc khén, rau rừng cặm cụi vượt con dốc đứng. Bà con ở Phả Pan, Eo Kén diện quần áo mới, chào nhau ngoài cổng chợ. Các mế có gùi bí đỏ, ngô nếp, gạo nương... thành quả của vụ xuân vừa thu hoạch, niềm nở mời chào khách dừng chân để đổi lấy đôi đồng. Người ở Toong Hoong bày từng chùm nấm, ốc đá lên tấm bạt nhỏ. Rổ con tằm ăn sắn đã ngả vàng ngúc ngoắc đầu khiến lũ trẻ theo người lớn đi chợ cũng tò mò đứng ngắm, quên mất que kem đang tan chảy trên tay. Người Mông từ Mường Lát bắt xe khách đem vải lanh, váy đính cườm xuống tận đây bày bán, bên cạnh là vải thổ cẩm của người Mường, người Thái...

Khác với nhiều chợ phiên ở vùng cao tôi đã đến, chợ Phố Đoàn vẫn có những gian quán lợp bằng mái cọ đơn sơ nhưng mang vẻ đẹp yên bình. Chợ ở đây không hối hả, bon chen như ở miền xuôi. Không hề có lời mặc cả, những bàn tay sạm nắng quánh nhựa cây nâng niu trên tay số tiền ít ỏi với niềm lạc quan riêng có, nếu khách ngắm nghía lâu vẫn đủng đỉnh rời đi chưa chịu rút túi mở hàng, họ vẫn cười tươi hẹn lần sau “ủng hộ chị”. Mùa này quả dâu da chín đỏ. Người Bá Thước gọi loại cây này là cây chu đá. Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, bà con ở bản xưa mong một bóng chu đồng để tựa vào đó thắp lên muôn ngàn mơ ước. Câu “Cây chu đá, lá chu đồng, bông thau, quả thiếc” thôi thúc ai đã từng đặt chân đến mảnh đất Pù Luông đều bị mê hoặc bởi núi, núi có hơi thở, núi có kho báu, như từ Kho Mường tỏa ra muôn hướng, như bản đầu tiên dựng lên, bản mới mọc ra mãi thành từng Mường rộng lớn. Tôi thấy đây là loài cây báo mùa vụ, cũng như người Tày ở các tỉnh vùng Đông Bắc, cứ thấy quả chu chín đỏ là nhổ mạ cấy lúa mùa. Từng chùm quả được bà con tranh thủ hái đem xuống chợ bán.

Những bó cây thuốc, con cua, con ốc, hay con chuột săn ở rừng... còn được bà con đổi cho nhau khi hai bên cùng cảm thấy ngang giá trị nên có câu chuyện chục con vịt ở Cổ Lũng một anh mang xuống chợ được đổi lấy cặp lợn con của một chú ở Lũng Niêm. Cả hai đồng ý đổi để đem về gây giống chăn nuôi đã rủ nhau đi uống rượu cần. Trong lúc đợi chồng, các chị vợ đem váy áo vào gian hàng đầu chợ để sửa hoặc đặt may một bộ mới. Bạn bè lâu ngày mới gặp lại nhau, tay bắt tay thật chặt. Chuyện đồng áng, việc gia đình, nhắn ngày mời cưới con trai, gả chồng con gái, mừng nhà mới... rôm rả một góc chợ. Quà biếu dành cho nhau chỉ là cân hoa đu đủ đực về ngâm với mật ong rừng, túi hạt dổi thơm lừng ướp thịt treo gác bếp, vài lạng thịt băm làm quà cho người già ở nhà nấu cháo hoặc họ rủ nhau vào hàng ăn bánh rán, phở bò hay món bánh hấp còn nóng hôi hổi. Những chảo bánh chiên tới đâu hết đến đó, hương vị của bánh khá ngon và rẻ, tình nghĩa không có gì đong đếm được. Ngồi ở đây có thể ngắm thỏa thuê các mặt hàng từ miền xuôi lên đây như đồ gia dụng, điện tử, nông cụ, quần áo theo mùa, tôm, cá, cua, ghẹ... từ Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Nghi Sơn còn tươi sống. Du khách trong và ngoài nước tìm đến Pù Luông khám phá sẽ tìm đến chợ phiên Phố Đoàn để tìm mua sản vật vùng cao, để chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nơi mình đã đi qua. Có người mải mê ghi chép những kiến thức về văn hóa vào cuốn sổ nhỏ để nhiều thêm nguồn tư liệu. Tôi thấy họ là người may mắn nhất, như tôi đã có những phút giây dành cho bản thân ở phiên chợ trong lòng núi. Nắng đứng trên đỉnh đầu bỏng rát, những bé em đội mũ đã ăn quà no bụng, cầm trên tay món đồ chơi yêu thích, trong gùi người lớn đủ mắm muối và thức ăn, đồ dùng cần thiết thì chợ phiên Phố Đoàn vãn dần. Hàng giải khát ở cổng chợ vẫn đắt khách.

Từng chiếc xe máy rời bãi gửi vẫn chạy chầm chậm như luyến tiếc, như muốn hỏi chủ nhân còn quên mua món đồ gì nữa không. Nhiều du khách gọi xe ôm chở đi vào thác Hiêu cách chợ không xa để thả mình vào dòng nước mát lạnh, trên tay họ là túi quả vải, mận, đào và nước giải khát. Nắng rót mật lên triền núi, trải khắp cung đường uốn lượn đưa tôi rời phiên chợ vẫn thấy lòng xốn xang.

Ở Lũng Niêm, mặt trời mùa hè đem nắng rắc lên ruộng bậc thang mùa nước đổ. Từng giọt sương mai đọng trên bờ cỏ trở nên lấp lánh. Đám mây tan ra và trườn về dãy núi Pù Luông như dải lụa mềm. Chợ phiên Phố Đoàn nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của huyện Bá Thước bắt đầu mở vào sáng thứ năm và sáng chủ nhật.

Người từ Son - Bá - Mười cách chợ hơn chục cây số rủ nhau gùi từng gùi mắc khén, rau rừng cặm cụi vượt con dốc đứng. Bà con ở Phả Pan, Eo Kén diện quần áo mới, chào nhau ngoài cổng chợ. Các mế có gùi bí đỏ, ngô nếp, gạo nương... thành quả của vụ xuân vừa thu hoạch, niềm nở mời chào khách dừng chân để đổi lấy đôi đồng. Người ở Toong Hoong bày từng chùm nấm, ốc đá lên tấm bạt nhỏ. Rổ con tằm ăn sắn đã ngả vàng ngúc ngoắc đầu khiến lũ trẻ theo người lớn đi chợ cũng tò mò đứng ngắm, quên mất que kem đang tan chảy trên tay. Người Mông từ Mường Lát bắt xe khách đem vải lanh, váy đính cườm xuống tận đây bày bán, bên cạnh là vải thổ cẩm của người Mường, người Thái...

Khác với nhiều chợ phiên ở vùng cao tôi đã đến, chợ Phố Đoàn vẫn có những gian quán lợp bằng mái cọ đơn sơ nhưng mang vẻ đẹp yên bình. Chợ ở đây không hối hả, bon chen như ở miền xuôi. Không hề có lời mặc cả, những bàn tay sạm nắng quánh nhựa cây nâng niu trên tay số tiền ít ỏi với niềm lạc quan riêng có, nếu khách ngắm nghía lâu vẫn đủng đỉnh rời đi chưa chịu rút túi mở hàng, họ vẫn cười tươi hẹn lần sau “ủng hộ chị”. Mùa này quả dâu da chín đỏ. Người Bá Thước gọi loại cây này là cây chu đá. Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, bà con ở bản xưa mong một bóng chu đồng để tựa vào đó thắp lên muôn ngàn mơ ước. Câu “Cây chu đá, lá chu đồng, bông thau, quả thiếc” thôi thúc ai đã từng đặt chân đến mảnh đất Pù Luông đều bị mê hoặc bởi núi, núi có hơi thở, núi có kho báu, như từ Kho Mường tỏa ra muôn hướng, như bản đầu tiên dựng lên, bản mới mọc ra mãi thành từng Mường rộng lớn. Tôi thấy đây là loài cây báo mùa vụ, cũng như người Tày ở các tỉnh vùng Đông Bắc, cứ thấy quả chu chín đỏ là nhổ mạ cấy lúa mùa. Từng chùm quả được bà con tranh thủ hái đem xuống chợ bán.

Những bó cây thuốc, con cua, con ốc, hay con chuột săn ở rừng... còn được bà con đổi cho nhau khi hai bên cùng cảm thấy ngang giá trị nên có câu chuyện chục con vịt ở Cổ Lũng một anh mang xuống chợ được đổi lấy cặp lợn con của một chú ở Lũng Niêm. Cả hai đồng ý đổi để đem về gây giống chăn nuôi đã rủ nhau đi uống rượu cần. Trong lúc đợi chồng, các chị vợ đem váy áo vào gian hàng đầu chợ để sửa hoặc đặt may một bộ mới. Bạn bè lâu ngày mới gặp lại nhau, tay bắt tay thật chặt. Chuyện đồng áng, việc gia đình, nhắn ngày mời cưới con trai, gả chồng con gái, mừng nhà mới... rôm rả một góc chợ. Quà biếu dành cho nhau chỉ là cân hoa đu đủ đực về ngâm với mật ong rừng, túi hạt dổi thơm lừng ướp thịt treo gác bếp, vài lạng thịt băm làm quà cho người già ở nhà nấu cháo hoặc họ rủ nhau vào hàng ăn bánh rán, phở bò hay món bánh hấp còn nóng hôi hổi. Những chảo bánh chiên tới đâu hết đến đó, hương vị của bánh khá ngon và rẻ, tình nghĩa không có gì đong đếm được. Ngồi ở đây có thể ngắm thỏa thuê các mặt hàng từ miền xuôi lên đây như đồ gia dụng, điện tử, nông cụ, quần áo theo mùa, tôm, cá, cua, ghẹ... từ Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Nghi Sơn còn tươi sống. Du khách trong và ngoài nước tìm đến Pù Luông khám phá sẽ tìm đến chợ phiên Phố Đoàn để tìm mua sản vật vùng cao, để chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nơi mình đã đi qua. Có người mải mê ghi chép những kiến thức về văn hóa vào cuốn sổ nhỏ để nhiều thêm nguồn tư liệu. Tôi thấy họ là người may mắn nhất, như tôi đã có những phút giây dành cho bản thân ở phiên chợ trong lòng núi. Nắng đứng trên đỉnh đầu bỏng rát, những bé em đội mũ đã ăn quà no bụng, cầm trên tay món đồ chơi yêu thích, trong gùi người lớn đủ mắm muối và thức ăn, đồ dùng cần thiết thì chợ phiên Phố Đoàn vãn dần. Hàng giải khát ở cổng chợ vẫn đắt khách.

Từng chiếc xe máy rời bãi gửi vẫn chạy chầm chậm như luyến tiếc, như muốn hỏi chủ nhân còn quên mua món đồ gì nữa không. Nhiều du khách gọi xe ôm chở đi vào thác Hiêu cách chợ không xa để thả mình vào dòng nước mát lạnh, trên tay họ là túi quả vải, mận, đào và nước giải khát. Nắng rót mật lên triền núi, trải khắp cung đường uốn lượn đưa tôi rời phiên chợ vẫn thấy lòng xốn xang.

Tản văn của Hoàng Thị Hiền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]