(vhds.baothanhhoa.vn) - Lớn lên ở làng Triều, TP Sầm Sơn - một vùng quê biển nhiều vất vả, lắm nhọc nhằn: “Cửa sông lắm lạch nhiều sò/ Áo tơi, nón rách đi mò ốc cua”. Ở đó người dân: “Hạ buồm xuống/ kéo trăng lên đỉnh cột/ Neo làng ta vào chân sóng vỗ”. Từ vùng cát ven biển đầy sóng gió ấy, thầy giáo Nguyễn Tiến Tới (tên khai sinh của Văn Đắc) đã bôn ba trên khắp các nẻo đường để gieo con chữ, nuôi dưỡng những tâm hồn con trẻ lớn lên, dạy dỗ chúng làm người. Thật may mắn, người vợ hiền đảm đang của ông là cô giáo xinh đẹp, nết na, dịu hiền dám xa quê lúa Thái Bình để thương anh giáo nghèo xứ Thanh.

Tản mạn cùng thơ Văn Đắc

Lớn lên ở làng Triều, TP Sầm Sơn - một vùng quê biển nhiều vất vả, lắm nhọc nhằn: “Cửa sông lắm lạch nhiều sò/ Áo tơi, nón rách đi mò ốc cua”. Ở đó người dân: “Hạ buồm xuống/ kéo trăng lên đỉnh cột/ Neo làng ta vào chân sóng vỗ”. Từ vùng cát ven biển đầy sóng gió ấy, thầy giáo Nguyễn Tiến Tới (tên khai sinh của Văn Đắc) đã bôn ba trên khắp các nẻo đường để gieo con chữ, nuôi dưỡng những tâm hồn con trẻ lớn lên, dạy dỗ chúng làm người. Thật may mắn, người vợ hiền đảm đang của ông là cô giáo xinh đẹp, nết na, dịu hiền dám xa quê lúa Thái Bình để thương anh giáo nghèo xứ Thanh.

Tản mạn cùng thơ Văn Đắc

Những tác phẩm văn chương của Văn Đắc, trước hết là tiếng lòng với bản quán, xóm làng, quê hương. Đi đâu, làm gì, ông luôn đau đáu về làng, yêu và tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Thanh: “Trời Thanh Hóa của tôi là cái vó/ Thả lúc nào cũng vớt được tôi lên”. Đây là nét đặc sắc mang dấu ấn của văn chương Văn Đắc khi ông luôn tự hào khẳng định: Tôi là người xứ Thanh, quê tôi ở Thanh Hóa. Thật khiêm nhường, thật nghĩa tình, nhưng thật hào sảng: “Thích thì vác đá xây thành/ Uất thì chọc thủng trời xanh mà cười”.

Nghe anh em văn nghệ đàm đạo rằng: Thơ tình của Văn Đắc rất tuyệt, rất tình, nên tôi cũng lần tìm những vần thơ tình của nhà thơ để chiêm nghiệm. Quả thật, Văn Đắc gửi vào thơ những nét trẻ trung của tình yêu đến khờ dại: “Nếu em không đến với anh/ Thì anh đành hóa đá”. Hóa ra, không chỉ có nàng vọng phu mà còn có thi sĩ cũng ngẩn ngơ hóa đá! Thậm chí ông còn tự thú: “Vợ mình không nhớ, đi nhớ người ta”, rồi: “Tóc đà trót nửa hoa râm/ Mà sao xuân cứ vụng thầm nở hoa” thật đến thế cũng là sự hiếm! Hay có khi nhà thơ tự nhủ: “Cuộc tình đã đi qua/ Sao em còn đứng đợi/ Nghiêng xanh trong đời ta”. Sự tiếc nuối chỉ có trong tình yêu, đẹp đến nao lòng. Nhưng da diết nhất, sâu đậm nhất, nghĩa tình nhất là tình yêu gia đình, tình yêu ông dành cho người vợ tảo tần, chung thủy, những nét thơ chân chất nhưng tinh tế đã nói lên điều đó: “Khi anh đang mải nhìn cỏ may/ Lả tay ra với gió/ Thì tay em đang sàng gạo/ Khi anh đang nhấp chén trà như nhấp mật ong/ Thì em mồ hôi ướt hai đầu vú…”. Không thể gì cao cả, sâu nặng hơn về tình yêu của ông giành cho vợ, cho tổ ấm gia đình, khi ông tâm sự: “Ngẫm mình nhớ ngược mong xuôi/ Chẳng nơi nào được như nơi em chờ.../ Buồn vui sướng khổ chia ra cùng người”.

Mang theo hành trang là tình thương gia đình, tình yêu quê hương, xóm làng, thầy giáo Nguyễn Tiến Tới đã ngược ngàn, nơi: “Cây cao ngủ đứng dốc đồi ngủ nghiêng”; về xuôi, vào Nam: “Thấy toàn kênh với rạch/ Sóng biển đông, biển tây/ Vỗ ào ào trên ngực”, ra Bắc gặp: “Những con sông trắng, những làng quê xanh”. Đi đến đâu, chứng kiến, chiêm nghiệm những gì trong cuộc sống, ông đều ghi chép lại rồi nâng lên thành thơ. Vì thế, ông thổi vào thơ một tinh thần lạc quan để lao động, làm việc, tồn tại, vượt qua gian nan, bom đạn khốc liệt để chiến thắng kẻ thù xâm lược, khi mà: “Rung lên trong tiếng bom/ Đất nước nhiều đêm thức gọi...” nên: “Trận địa ta giăng hàng”, “Cho xe/ Cho người/ Ra trận”. “Rồi hạt lúa, hạt ngô nở tự đất bãi bồi” cũng “Theo suốt dặm đường ra tiền tuyến”, và “Cả làng ven sông/ mang trong lòng tiền tuyến”..., vì “Lòng ta yêu Tổ quốc”. Những vần thơ sâu sắc, sôi động, nhiều màu sắc và đong đầy cảm xúc ấy đã thôi thúc, giục giã những đoàn quân ra trận, động viên hậu phương hăng hái thi đua lao động, sản xuất với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt.

Với những tác phẩm đọng lại trong dọc dài cuộc sống, được chắt ra từ chiêm nghiệm cuộc đời, thơ Văn Đắc đậm tính nhân văn sâu sắc. Nhà thơ đã khơi dậy và nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu dạt dào, khoáng đạt, đầy sức sống: chân, thiện, mỹ.

Không chỉ có thơ, mấy chục năm cầm bút, Văn Đắc có cả các tác phẩm kịch thơ, truyện ký, phê bình... với những nội dung sâu sắc, phong phú bằng những hình thức thể hiện đa dạng. Những tác phẩm văn học ấy đã tạc nên hình ảnh một nhà giáo Nguyễn Tiến Tới cả đời tận tụy với học trò, thủy chung, trách nhiệm với gia đình, vợ con. Một nhà thơ Văn Đắc nhân hậu, tài hoa, nghĩa tình với bạn bè cùng những tác phẩm sống mãi với thời gian. Đúng như ông tự bạch: “…Tôi thầm cảm ơn những năm tháng qua/ Đã nuôi tôi thành người/ Nuôi những câu thơ lớn dậy”.

Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]