(vhds.baothanhhoa.vn) - Đúng dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4 và 1/5, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành tập thơ TIẾNG QUÊ của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Trang thơ Người làm báo trân trọng đăng bài giới thiệu tập thơ của nhà thơ, nhà báo Trần Gia Thái, Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội; nguyên Tổng giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội; nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam:

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Đúng dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4 và 1/5, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành tập thơ TIẾNG QUÊ của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Trang thơ Người làm báo trân trọng đăng bài giới thiệu tập thơ của nhà thơ, nhà báo Trần Gia Thái, Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội; nguyên Tổng giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội; nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam:

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Tập thơ mới xuất bản của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh

Nói đến Nguyễn Hồng Vinh (bút danh Hồng Vinh), bạn đọc biết ngay tới một nhà báo có uy tín của báo Đảng, một cây bút chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm; một cán bộ vững vàng trong công tác văn hóa, tư tưởng; một nhà quản lí sâu sát trong Hội đồng lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Và khoảng hơn 10 năm lại đây, những người yêu văn chương lại biết thêm một Hồng Vinh làm thơ.

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Đồng chí Trần Quốc Vượng, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư tặng hoa nhà báo Hồng Vinh và 6 nhà báo lão thành nhận danh hiệu "Nhà báo tiêu biểu" (tháng 8/2020)

10 năm bén duyên thơ ở cái tuổi không còn trẻ, nhưng mỗi tập thơ của Nguyễn Hồng Vinh không dễ dãi, đều chứa đựng những dấu ấn riêng, một lối viết, một cách tiếp cận thơ riêng, để rồi hình thành nên phong cách Hồng Vinh. Ấy là sự giản dị, chân thành mà khơi gợi. Ấy tưởng chỉ là cái rất riêng, nhưng đọc kỹ lại là cái chung của nhân tình thế thái. Điều đó đã thể hiện rất rõ trong tập thơ TIẾNG QUÊ này.

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Đồng chí Vương Đình Huệ, UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng đồng chí Võ Văn Thưởng, UVBCT, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chụp ảnh kỷ niệm với một số nhà báo lão thành nhận danh hiệu "Nhà báo tiêu biểu" (tháng 8/2020)

Ai chẳng có một miền quê để nhớ, với mỗi chúng ta, quê hương là những gì lớn lao, sâu nặng. Hồng Vinh cũng vậy, mọi cung bậc tình cảm với quê hương được anh dồn tải lên trang viết với mạch nguồn dào dạt. Quê hương cần lao, quê hương thương khó, quê hương nguồn cội, quê hương đùm bọc chở che, quê hương dung dưỡng đắp bồi. Từ “ổ rơm trải đất”, đến “Trang sách phả thơm nồng hương đất”, “Đất và cát trộn bao xương máu”... Quê hương là quê mình, quê bạn, nhưng miền quê trải suốt chiều dài đất nước, đã song hành cùng nhà thơ suốt năm tháng chiến tranh, hòa bình, dựng xây; và kết tụ, trở thành một phần máu thịt trong anh. Để rồi hôm nay, TIẾNG QUÊ rung động, vang ngân cùng mỗi tiếng lòng, tiếng thơ:

Mảnh vườn ơi, nơi chưng cất tứthơ

Gói kỉ niệm ủ bao điều thầm kín

Chẳng ngôn từ nào chứa hết điều em muốn

Ơn lắm mảnh vườn đã nuôi dưỡng hồn thơ!..

(Mảnh vườn kí ức )

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh cùng các đồng chí Hà Đăng, nguyên UVTW Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Phan Quang, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân trong buổi tọa đàm về "Nhà báo Phan Quang - đời báo cách mạng" (cuối năm 2020)

Và đâu chỉ dừng lại ở yêu, ở thương, ở nhớ. Sau mỗi trang thơ lấp lánh nghĩa tình ấy, là sự lo toan, trăn trở, nghĩ suy về lương tâm, về thời cuộc, về trách nhiệm của người cầm bút:

Lợi hại gây ra không thể tính bằng tiền

Tế bào lương tâm thấm sâu độc tố...

(Cấp độ )

Giữa thời cơ chế thị trường

Thắc thỏm lo âu nước lũ

Con đê niềm tin bị vỡ

Đất này còn có mùa xuân?

(Con đê niềm tin )

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh cùng Đoàn đại biểu Việt Nam trong buổi liên hoan mừng Đoàn ta bảo vệ thành công Báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam tại Hội nghị nhân quyền LHQ ở Thụy Sỹ (tháng 5/2009)

Vượt lên cái hiện thực của quê anh, quê bạn, là Đất nước sang trang mới sau Đại hội XIII của Đảng đang truyền “Khát vọng” dựng xây một Việt Nam hùng cường trên cơ sở “Lời tiền nhân” nhắn gửi: hãy bằng mọi cách nuôi dưỡng hòa bình để dựng xây Tổ quốc mạnh giàu; và điều ấy chỉ có thể dựa vào sức mạnh Nhân dân (“Chữ Nhân Dân lần đầu được viết hoa trong Hiến pháp”, “Những con đường lòng Dân”…).

Thuộc tính của người làm báo là tính năng động, cập nhật. Sau câu chữ của người làm báo là Đời. Sau câu chữ của người làm văn chương là Người! Người vừa làm báo, làm thơ luôn phải cảnh giác cao độ với sự “xâm lấn nguy hiểm” này, bởi nó dễ phá vỡ cấu trúc của cả hai. Thơ thì lẫn báo, báo lầm chỗ thơ, dẫn đến hiện tượng “dở giăng dở đèn”, gây mất cảm hứng với người đọc.

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh cùng đồng nghiệp ở Câu lạc bộ Nhà báo Thành Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (năm 2017)

Trong TIẾNG QUÊ, có khá nhiều bài và nhiều lần Hồng Vinh viết về những chuyện thời sự, như lũ lụt miền Trung, biên giới, hải đảo; về nạn phá rừng; về môi trường, đặc biệt là về chống dịch Covid. Nhưng may thay, đã không gây sự lo lắng nêu trên, mà cái “xâm lấn” kia đã mềm mại đi, chuyển hóa thành những sợi chỉ màu giao thoa có sức gợi. Nhà thơ mượn tâm bão, tâm dịch, mượn lõi sự kiện để nói về nhân tâm, nhân thế, nhân tình, nên thơ anh đã không bị thời sự “bê tông hóa”. Cái khéo là ở đó:

Đồng ải đã trắng phau

Đang đợi ngày xuống mạ

Bỗng đại dịch tràn về

Cánh đồng như ngừng thở...

(Tiếng quê )

Bạn bè chia vui trong lễ thành hôn

Cô dâu lệ rơi tặng hoa thày thuốc

BảnTăng- go giữa ngày chống dịch

Lại âm vang cùng nhịp sống tuôn trào!

(Hồi sinh đang tới)

Tôi vừa qua Tây Nguyên mùa mưa

Lòng quặn thắt, nhìn rừng lim bị phá...

Gốc cây cưa như máu nhỏ đến giờ!

(Lời rừng và biển )

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh cùng Công ty Thiên Lộc trao tặng thưởng những học sinh xuất sắc của quê hương xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (tháng 1/2021)

Không chỉ dừng lại ở cảm thông, chia sẻ, cũng như rất nhiều nhà thơ khác, Hồng Vinh cũng trăn trở, day dứt trước mỗi suy đồi, biến cải, khi mặt trái của cơ chế thị trường đang thao túng, làm băng hoại những giá trị nhân bản. Nhưng thơ anh không buồn, có thể là trăn trở, băn khoăn, nhưng không bi lụy, bế tắc. Bằng cách nhìn biện chứng, thơ vẫn tiếp bồi sức sống “Có một tình yêu vô hình/ Theo ta suốt đời da diết”. Và thơ anh vẫn chuyên chở niềm tin, vẫn “Truyền đi thông điệp tâm hồn/ Thắp lên hi vọng ngày xuân”, gợi mở nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội của người làm văn học, nghệ thuật:

Mọi thi pháp văn chương sẽ trở nên vô nghĩa

Nếu không bám rễ cuộc đời này

(Hồn thơ men rượu nồng say)

Và đây nữa:

Cây vườn cha ươm ngời ngời bóng mát

Đã thành cột thành kèo chắc bền mái nóc

Cháu chắt chật nhà - quả ngọt dâng CHA!...

(Đất quê hương)

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhân 90 năm sinh nhật người thầy cũ, Nhà thơ Hồng Vinh đến thăm GS Phan Hữu Dật, người trực tiếp truyền thụ kiến thức trong những năm đại học và chủ trì Lễ kết nạp Nhà thơ Hồng Vinh vào Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 5/1967) tại xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - nơi Trường đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán trong những năm chống Mỹ, cứu nước

Viết đến đây tôi chợt nghĩ, nếu bạn tìm đến thơ như một sự trải lòng, kiếm tìm đồng điệu, thì với tập thơ TIẾNG QUÊ, bạn đang nhận được nhiều hơn thế. Bạn được truyền cảm hứng. Bạn được đón nhận năng lượng tích cực. Nó giúp bạn vững vàng hơn, tin yêu hơn vào cuộc sống vốn không chút dễ dàng gì, cuộc sống cùng bao thử thách cam go đang hàng ngày hàng giờ sát hạch chúng ta!

Một số hình ảnh minh họa đã đăng trong Tiếng quê:Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh cùng lãnh đạo Hội khuyến học quê hương Nam Trực, Nam Định (15/11/2020)

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh dự kỷ niệm 60 năm Trường PTTH Lý Tự Trọng - nơi tác giả là học sinh khóa đầu của quê hương huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (tháng 4/2019)

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh cùng Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân hoàn thiện bài hát Lời mẹ tặng các chiến sĩ chống dịch Covid-19 (tháng 3/2021)

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh thăm và tặng quà gia đình anh Biên, thương binh - nơi ông cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán từ 1966 - 1968 tại xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh cùng anh Kỳ Anh (Phòng Thương mại và Doanh nghiệp Việt Nam) thăm Hồng trường Matxcova (năm 1985)

Tiếng quê – Mạch nguồn dào dạt của thơ và đời

Nhà thơ Hồng Vinh trước mộ Cha, Mẹ (tháng 1/2021) tại nghĩa trang Đồng Trại (xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định)

Trần Gia Thái


Trần Gia Thái

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]