(vhds.baothanhhoa.vn) - Tối 20/8, Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn đã công diễn, báo cáo chương trình nghệ thuật ca múa nhạc năm 2019 với chủ đề “Giai điệu quê hương”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Báo cáo chương trình nghệ thuật “Giai điệu quê hương”

Tối 20/8, Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn đã công diễn, báo cáo chương trình nghệ thuật ca múa nhạc năm 2019 với chủ đề “Giai điệu quê hương”.

Tới dự có PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đồng chí Phạm Duy Phương - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Trường Đại học VH,TT&DL, các đơn vị trực thuộc Sở VH,TT&DL cùng đông đảo các nghệ sỹ, diễn viên và công chúng trong tỉnh.

Một số tiết mục biểu diễn trong chương trình.

Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong năm 2019 như: Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các lễ hội lớn của tỉnh, cũng như đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trên địa bàn tỉnh, Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn đã xây dựng chương trình nghệ thuật ca múa nhạc với chủ đề “Giai điệu quê hương”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc, được đầu tư dàn dựng công phu cả về nội dung và trình diễn với nhiều tiết mục mới.

Chương trình nghệ thuật “Giai điệu quê hương” gồm 3 phần: Phần 1 là các ca khúc chọn lọc dùng cho biểu diễn gồm các tác phẩm: Tiếng rừng (tốp nữ); Với dòng Mã giang; Lời ru; Ngây thơ suối bản Mông… do các nghệ sỹ, ca sỹ của Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn thể hiện.

Phần 2 là hòa tấu dàn nhạc dân tộc, với các tác phẩm dựa theo 10 làn điệu trong tổ khúc Múa đèn (Dân ca Đông Anh - Thanh Hóa) được chuyển thể, biên soạn cho dàn nhạc dân tộc hòa tấu như: Thắp đèn; Dệt cửi; Kéo sợi; Se chỉ vá may; Đan lừ; Luống bông, Luống đậu; Vãi mạ; Nhổ mạ; Đi cấy; Đi gặt.

Phần 3 có tên gọi Du thuyền trên sông Mã gồm 3 liên khúc hát - múa được dàn dựng dựa theo các làn điệu Hò sông Mã lời cổ, được chọn lọc, biên soạn, phối khí và biên đạo thành các phần biểu diễn hát - múa tập thể rất đặc sắc, có tính nghệ thuật cao. Liên khúc 1: Hò rời bến, Hò sắng ngược, Hò bắt nhịp. Liên khúc 2: Hò làn văn, Hò xuôi nhịp đôi một, Hò xuôi nhịp đôi hai, Hò đường trường. Liên khúc 3: Hò kéo thuyền, Hò cập bến, Hò tới bến. Thông qua các phần biểu diễn, các nghệ sỹ đã thể hiện được vẻ đẹp của các điệu hò sông Mã, qua đó phản ánh cuộc sống, lao động của người dân xứ Thanh trên dòng sông Mã.

Với việc đầu tư nghiêm túc, công phu, cùng với sự thể hiện xuất sắc của các nghệ sỹ, ca sỹ, diễn viên, nhạc công Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn đã đem tới chương trình đặc sắc, có tính nghệ thuật cao đậm nét văn hóa, những giá trị âm nhạc truyền thống của Thanh Hóa như dân ca Đông Anh, các điệu hò sông Mã… được Hội đồng nghệ thuật, các nhạc sỹ, nghệ sỹ và công chúng đánh giá cao cả về nội dung và nghệ thuật biểu diễn.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]