(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong thuật ngữ văn hóa, khái niệm từ “gốc” được coi là một phạm trù rộng lớn, phản ánh nhiều mối quan hệ về thiên nhiên, xã hội và cả tư duy con người. Mối quan hệ ấy, được biểu hiện qua các hiện tượng của thế giới tự nhiên như biến đổi khí hậu, thời tiết, sinh trưởng của sinh vật trong thế giới vật chất và tinh thần.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thế nào là tranh bản gốc?

Trong thuật ngữ văn hóa, khái niệm từ “gốc” được coi là một phạm trù rộng lớn, phản ánh nhiều mối quan hệ về thiên nhiên, xã hội và cả tư duy con người. Mối quan hệ ấy, được biểu hiện qua các hiện tượng của thế giới tự nhiên như biến đổi khí hậu, thời tiết, sinh trưởng của sinh vật trong thế giới vật chất và tinh thần.

Những cụm từ “dân là gốc”, “lấy dân làm gốc”, gốc của các vấn đề, hoa trái đó từ gốc cây nào, tế bào gốc,... suy nghĩ và hành động bắt đầu từ đâu mà có! Những khái niệm về điểm bắt đầu suy cho cùng là nguồn gốc, là chủ thể sáng tạo ban đầu sản sinh ra sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, đó chính là gốc.

Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cụ thể trong khái niệm gốc ở góc độ nhân văn, nhân bản của giá trị văn hóa nghệ thuật do con người sáng tạo ra. Xét về mặt logic của điểm xuất phát cụ thể để làm rõ khái niệm bản gốc và không phải bản gốc là tìm ra chủ thể sáng tạo, sản sinh những giá trị nghệ thuật vật thể hoặc phi vật thể văn hóa đó tồn tại trong xã hội. Tôi đưa ra một vài ví dụ: Thời xưa và cả thời nay, người viết thư pháp biểu hiện nhiều bản có cùng một nội dung, cùng một nét chữ, cùng một loại chất liệu giấy mực và có cùng một chữ ký của tác giả. Tất cả các bản đó đều là bản gốc vì đó là do một tác giả tạo ra. Người làm khảo cổ học, sau khi khai quật được một số hiện vật, như đồ gốm, bát đĩa ở thời Hán, thời Lý hay Trần. Những hiện vật đó có hoa văn họa tiết, chất liệu gốm sứ giống nhau, cùng một niên đại chế tác và từ cùng một địa chỉ khai quật. Tất cả hiện vật đó là bản gốc, bản thật sau khi có giám định của các nhà khoa học, không ai có thể chọn ra một cá thể nào đó để nói đây mới chính là bản gốc. Cũng như một chùm quả nảy sinh từ một gốc cây, tất cả các quả từ cây ấy đều là gốc vì nó có đủ tố chất hình dáng do chính cây ấy tạo ra, không ai chọn ra một quả để nói quả này mới là gốc.

Xuân - Thiếu nữ (Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai).

Trong thời kỳ kháng Pháp, đánh Mỹ, ở ngoài chiến trường không có tiện nghi máy móc in ấn tranh, nhiều họa sĩ phải vẽ tranh cổ động bằng tay, với chủ đề đã được định trước để đưa đến cơ sở nhân bản, tuyên truyền, các bản tranh đó có cùng nội dung giống nhau, cách bố cục, hình họa, đường nét, màu sắc giống nhau và chính tác giả vẽ ra nhiều bản, dưới tranh có chữ ký của tác giả, tất cả những bản ấy đều được gọi là bản gốc. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ phải tự tay viết ra bài thơ, bản nhạc gửi cho các báo đài để tuyên truyền. Tất cả những bản viết tay với nhiều bản, có chữ ký của tác giả đều là những bản gốc.

Một nhà nhiếp ảnh, chụp một chân dung thiếu nữ hoặc phong cảnh nào đó, và tự tác giả in nhiều bản, có chú thích nội dung và chữ ký của tác giả được gửi nhiều nơi có nhu cầu sử dụng theo mục đích trưng bày hay in ấn tuyên truyền. Tất cả đó đều là bản gốc, không ai nhặt ra một ảnh để nói đây mới là bản gốc.

Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, trên thế giới cũng như ở nước ta, nhiều họa sĩ đã sáng tác những tác phẩm đẹp như phong cảnh, tĩnh vật, chân dung được nhiều người ưa thích tranh đó, họ yêu cầu tác giả làm thêm bản để sử dụng. Những bức tranh ấy có cùng một nội dung, cùng một chất liệu, cùng một bố cục, màu sắc, hình họa đường nét và có chữ ký dưới tranh của tác giả. Tất cả đó đều là bản gốc. Ở nước ta, nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc cũng đã sáng tác và làm nhiều bản phục vụ nhu cầu của cá nhân, tập thể, đáp ứng với yêu cầu xã hội như tranh cổ động, phong cảnh, chân dung anh hùng dân tộc, thiếu nữ, tĩnh vật,... Ví như họa sĩ tài hoa Phan Kế An đã sáng tác bức tranh sơn mài nổi tiếng “Nhớ một chiều Tây Bắc”. Bức tranh đó khắc họa lại một kỷ niệm sâu sắc của những người lính hành quân qua vùng rừng núi Tây Bắc hùng dũng, trùng điệp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm nổi tiếng ấy, sau này tác giả làm tiếp một bản nữa, một bản trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một bản trưng bày, lưu giữ tại Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Những bức tranh ấy có cùng một nội dung tư tưởng giống nhau về hình họa, đường nét, màu sắc, bố cục, cùng một chất liệu sơn mài và cuối cùng là chữ ký của tác giả. Tất cả các bức tranh đó đều là bản gốc, vì chủ thể sáng tạo ra các bức tranh đó là họa sĩ Phan Kế An.

Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, một nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm cùng một nội dung, cùng một hình thức biểu cảm, cùng chất liệu, có ký tên tác giả, người ta dùng thuật ngữ là bản một, bản hai,... hoặc bản thứ nhất, bản thứ hai,... Những bức tranh người khác sao chép lại mặc dù tinh xảo giống như bản gốc, thậm chí có người mạo cả chữ ký của họa sĩ sáng tác vào bức tranh đó chính là tranh giả.

Trong thời đại tiên tiến, hội nhập, các công nghệ sao chép tranh đã chuyển sang một bước kỹ xảo, những bức tranh sao chép, làm giả khá phổ biến vì thế nhiều người muốn sử dụng tác phẩm gốc đã trực tiếp đặt yêu cầu với họa sĩ để sáng tạo tác phẩm cho cá nhân hay tập thể trong đó có bản thứ hai, hoặc bản thức ba và những bản ấy đều là bản gốc vì từ chính tác giả làm ra.

Trong lĩnh vực quản lý văn hóa nghệ thuật, những tác phẩm mỹ thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra và được làm nhiều bản theo yêu cầu của đối tượng sử dụng, các tác phẩm ấy có cùng chung một nội dung và cách thức biểu cảm được gọi là bản một, bản hai, tất cả các tác phẩm đó đều là bản gốc. Nếu có ai đó cho rằng bức tranh đầu tiên hoặc tranh mẫu, tranh phác thảo mới là bản gốc là không đúng trong thực tế.

Họa sĩ Hoàng Hoa Mai


Họa sĩ Hoàng Hoa Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]