(vhds.baothanhhoa.vn) - Tiểu thuyết thơ “Mối tình đầu” của tác giả Kim Long (tên thật là Phạm Bài - Hội viên ban thơ Hội VHNT Thanh Hóa) dung lượng 151 trang với 3.548 câu lục bát, xoay quanh mối tình đầu của đôi trai tài, gái sắc học lớp mười hai trong năm 1993.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vài cảm nhận về tiểu thuyết thơ "Mối tình đầu" của tác giả Kim Long

Tiểu thuyết thơ “Mối tình đầu” của tác giả Kim Long (tên thật là Phạm Bài - Hội viên ban thơ Hội VHNT Thanh Hóa) dung lượng 151 trang với 3.548 câu lục bát, xoay quanh mối tình đầu của đôi trai tài, gái sắc học lớp mười hai trong năm 1993.

Đôi trai tài gái sắc ấy có tên là Nguyễn Hoài Nam và Lý Kiều An, chuyện tình của họ đầy nước mắt. Trong tác phẩm, tác giả dùng gần hai mươi câu thơ tả Kiều An khóc. Trước khi bàn về nghệ thuật của tác phẩm, tôi tóm tắt nội dung cốt truyện trong tác phẩm:

Thông tin đám cưới Nam trên Hà Nội truyền về làng Đồng rồi sang thôn Trúc. Nghe tin Kiều An ra nhìn cây bưởi và hứng những bụi mưa, cô nhớ lại Nam đã nói lời yêu mình dưới cây hoa này.

Bố Nam là liệt sỹ thời chống Mỹ, bà Hải và Nam sống ở bờ đông con sông Hoàng trong cảnh “Bát mẻ chiếu manh”. Nhà An ở bờ Tây con sông, ông Bền, bà Vang sinh được hai gái một trai, gia cảnh bần nông. Kiều An học cùng lớp với Nam, cô học khá rất xinh đẹp nên Nam yêu. Ông Bền nghe Nam học giỏi cũng đồng ý. Hai nhà thường xuyên qua lại với nhau, ông Bền làm bảo vệ tiệm vàng nuôi con ăn học, ông phát hiện ra kẻ thù giết vợ đầu của ông, cướp hết tài sản của ông. Ông dùng kế mỹ nhân để trả thù và giành lại tài sản bằng cách đem Kiều An ra nhử giám đốc tiệm vàng. Chủ tiệm vàng là Cao Như Phùng, say đắm cô giáo trẻ xinh đẹp, cả nhà động viên An lấy Phùng. An đau đớn khóc từ chối không được, cô phải lấy Phùng. Phùng cưới An được hai tháng, ông Bền sai tay chân mua ma túy bỏ vào phòng của Phùng. Phùng bị bắt và chết tức tưởi trong phòng tạm giam, An được thừa kế tài sản. Nam ra trường về quê làm trong bệnh viện tỉnh. Ông Bền ngủ hay gặp ác mộng, kể hết mọi chuyện cho An nghe rồi đi tu. An hỏi mẹ và biết mình không phải giọt máu của ông Bền nên cô từ chối thừa kế tài sản, rồi xin về quê dạy học. Buồn đau và cô đơn cứ ngày ngày bủa vây cô, cô xuống biển trẫm mình, Nam xuất hiện tặng hoa và nụ hôn giữ cô lại trần thế. Nam đề nghị nối lại tình xưa, An mặc cảm từ chối, cuối cùng miễn cưỡng đồng ý. Bà Hải biết Nam vẫn yêu An, bà niềm nở đến nhờ An giúp bà khuyên Nam lấy vợ vì bà mới tìm được một người rất tốt. An suy nghĩ rồi hứa giúp bà. Đêm đó Nam tới An cự tuyệt và xa lánh Nam. Nam lên Hà Nội và đón mẹ lên ở cùng rồi lấy vợ trong mùa xuân, An nhìn cây bưởi hiện tại, cánh hoa đang tàn rụng và mưa xuân rơi lất phất, cô khóc.

Nghệ thuật trong “Mối tình đầu” là nghệ thuật đồng hiện, tác giả dùng để đan xen quá khứ và hiện tại, đan xen thực và ảo, đan xen con người và cảnh vật. Nghệ thuật kể chuyện dẫn chuyện khi thì tác giả kể, khi thì nhân vật kể bằng những ngôn từ tả thực, giản dị nhưng giàu âm thanh, hình ảnh về một miền quê:

Thong dong trâu cột tre gầy

Mụ gà cục tác trên cây rơm vàng.

Hoặc hai câu thơ vừa mang tính khái quát, và gợi tả bằng nghệ thuật nhân hóa:

Chổi ngày quét sạch bóng đêm

Bình minh vui rắc tiếng chim xanh vườn.

Bên cạnh những câu thơ hay tả cảnh, tả thiên nhiên ta còn bắt gặp những câu thơ hay khác về tình yêu mà tác giả có sở trường về tu từ ẩn dụ, đêm chia tay, để Nam mai lên Hà Nội học đại học, An suy nghĩ và phập phồng lo lắng:

Bông hoa chờ sẽ hóa mòn

Ong đi không biết có tròn yêu thương.

Cũng đêm ấy Nam dặn người ở lại:

Ở nhà che nắng ngăn giông

Gìn hương giữ sắc cho hồng mai sau.

Trong tác phẩm “Mối tình đầu” chi tiết bó hoa hồng và nụ hôn là chi tiết đắt nhất, hay nhất và nhân văn nhất của tác giả, khi nàng đang đi về địa ngục thì bó hoa và nụ hôn giữ nàng lại. Nam đề nghị nối lại tình xưa, An nhớ lời hẹn của Nam trước đây là “Gìn hương giữ sắc” sau này Nam ra trường sẽ uống chén rượu hợp cẩn, giờ thì hương sắc không còn nữa nên An từ chối.

Hương đã mất sắc tàn rồi.

Hoa hèn đâu dám cắm nơi bình ngà.

Nghe xong Hoài Nam gạt đi:

Em trượng nghĩa có tình thương

Anh không quan trọng sắc hương nữa rồi.

Nam thuyết phục mãi cuối cùng An miễn cưỡng đồng ý, nhưng rồi mối tình chắp nối ấy lại rời ra, vì bà Hải không đồng ý. Sau này Nam phải lấy cô gái Hà Nội.

Ẩn dụ “hương sắc” cứ lặp đi lặp lại nhiều đến mức trở thành biểu tượng riêng của tác phẩm “Mối tình đầu”, đây là phép lặp chứ không phải lỗi lặp mà chúng ta hay gặp trong nhiều tác phẩm, của các tác giả khác.

“Mối tình đầu” vấn đề chính là tình yêu nhưng qua tác phẩm, tác giả lên án giết người cướp của man rợn của gia đình Tào Nang, lên án trả thù độc ác của ông Bền, tác giả còn nêu ra khát vọng phục dựng di sản văn hóa làng (ngôi chùa cổ), khát vọng tìm được mộ của những liệt sỹ.

Ngoài nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý con người, tác giả còn khắc họa tình mẫu tử, tình thầy trò, tình người đẹp đẽ. Tác phẩm đầy những chi tiết nhân văn và màu sắc tôn giáo, triết lý phật giáo “Gieo và gặt”. Tư tưởng của nhân vật Tao Nang và ông Bền, làm ác thì phải chuộc lỗi, giúp người, sám hối. Tư tưởng của Nam tốt nghiệp đại họcvề quê cứu chữa bệnh nhân quê hương của mình, tư tưởng của An là dạy người và giúp người.

“Mối tình đầu” một thể nghiệm của tác giả Kim Long với sự nung nấu khálâu, vừa viết vừa thăm dò ý kiến của nhiều độc giả có uy tín trong làng văn học trong và ngoài tỉnh. Cái khó, cái công phu của tác phẩm là rất kén người đọc. Với hơn 3.500 câu lục bát quả là một thử sức quá lớn với tác giả và cũng là một thử sứcsự kiên trì của người đọc khi đã bắt được mạch, đã tìm được hướng đi đầy quanh co khúc khuỷu của các tuyến nhân vật, lao tâm, khổ tứ tìm ra được ý vần làm bật được nhân vật và cốt truyện... Nhưng dù sao cũng rất đáng biểu dương tác giả Kim Long với sự thể nghiệm đầy quyết tâm khi đã yêu nghề đến độ ”tử về nghiệp cũng chơi...”

Huy Trụ


Huy Trụ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]