Vơi bớt nỗi lo nơi rốn lũ Thạch Định
Sống trong vùng trũng thấp, từ bao đời nay, mỗi khi đến mùa mưa bão, người dân sinh sống ở khu vực ngoại đê ven sông Bưởi thuộc xã Thạch Định (Thạch Thành) luôn nơm nớp, thấp thỏm nỗi lo sạt lở, ngập lụt.
Một điểm sạt lở bờ sông Bưởi đã được gia cố tại xã Thạch Định.
Xã có 6 thôn với trên 629ha đất tự nhiên, từ phía Bắc đến phía Đông Nam và kéo dài đến phía Tây là con sông Bưởi bao quanh, chiếm 3/4 chiều dài ranh giới của xã. Do là vùng phân lũ, chậm lũ của huyện, trước đây khi mưa lớn, để bảo đảm an toàn, không chỉ hơn 100 hộ dân sinh sống khu vực ngoại đê thuộc các thôn Định Hưng, Định Tân, Thạch An, mà toàn bộ người dân trong xã phải kéo nhau lên bìa rừng hoặc núi cao tránh lũ, đối mặt với đói rét, bệnh tật do nước lũ cô lập kéo dài. Trong năm 2017, sau trận lũ lịch sử, huyện Thạch Thành đã tiến hành tu sửa khẩn cấp hệ thống đê bao xã Thạch Định bị hư hỏng và tiến hành xây dựng kè chống sạt lở bờ sông tại các vị trí xung yếu để đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ.
Bà Ngô Thị Nông (70 tuổi, thôn Định Hưng) cho biết: Đến bây giờ, tôi và người dân trong xã vẫn không thể nào quên ký ức về trận lũ lịch sử các năm 2007, 2017. Khi đó mực nước sông Bưởi dâng quá cao, gây ngập lụt các tuyến đường, nhà dân, nhiều diện tích lúa, hoa màu, vật nuôi mất trắng. Thời điểm đó, tôi phải di chuyển toàn bộ tài sản lên gác lửng, trong đó có gần 20 con lợn nhằm đảm bảo an toàn. Đến năm 2023, bờ sông Bưởi tiếp tục sạt lở khiến nỗi lo chồng nỗi lo.
Bà Nông cũng cho biết thêm, hằng năm bà cùng các hộ dân trong thôn đã chủ động các biện pháp ứng phó, chuẩn bị thùng phuy, phao cứu hộ, thuyền mủng, xây dựng thêm gác mái... di chuyển người và tài sản, đề phòng khi nước lũ dâng cao.
Điểm sạt lở được căng dây, cảnh báo nguy hiểm tại thôn Định Hưng.
Cách đó không xa, một điểm sạt lở cũng ăn sâu vào khu vực tường rào ngoài vườn gia đình chị Phan Thị Hằng (thôn Định Hưng) đe dọa an toàn của các thành viên đang sinh sống. Nhiều lần chứng kiến nước sông dâng cao gây ngập lụt, nhưng chưa bao giờ chị thấy xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông nghiêm trọng như hiện nay. Sống ngay bờ sông Bưởi, tại vị trí sạt lở, hàng năm cứ đến mùa mưa lũ, gia đình chị và các hộ dân sinh sống xung quanh càng thêm nỗi lo. Tính mạng và tài sản luôn trong trạng thái bị đe dọa.
“Toàn thôn hiện có 120 hộ, 473 khẩu, do phần lớn sinh sống gần khu vực ngoại đê sông Bưởi, nguy cơ ngập lụt thường trực, hơn nữa ký ức về trận lũ lịch sử ở các năm 2007, 2017 gây thiệt hại nghiêm trọng hoa màu, tài sản, vật nuôi của người dân nên nỗi lo càng lớn dần hơn mỗi khi bà con nghe tin đài báo mưa bão. Nhằm chủ động ứng phó thời tiết, hàng năm người dân lại tất bật, chủ động các phương án đối phó. Nhiều hộ xây nhà thường dựng trên nền móng cao, hoặc vay mượn xây thêm gác mái, mua sắm các dụng cụ cứu hộ, sửa chữa thuyền mủng... để phòng bất trắc” - ông Phạm Đức Hùng, trưởng thôn Định Tân (xã Thạch Định), cho biết.
Người dân thôn Định Hưng (Thạch Định) chủ động chuẩn bị thuyền mủng làm phương tiện di chuyển nếu mưa lũ, ngập lụt.
Ông Nguyễn Sơn Hưng, Chủ tịch UBND xã Thạch Định chia sẻ: Để đối phó với diễn biến thất thường của thời tiết, mưa lũ, địa phương cũng chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức lực lượng ứng trực, rà soát những hộ nằm ở vùng nguy hiểm, sạt lở, sinh sống trong nhà ở tạm bợ để có phương án di dời đến nơi an toàn khi thiên tai xảy ra. Năm 2023, mưa lớn xảy ra sạt lở một số đoạn bờ sông Bưởi ở các thôn Định Hưng, Thạch An đe dọa tính mạng nhà ở của nhiều hộ dân. Chính quyền địa phương đã tổ chức cắm cọc gia cố tạm thời và gắn biển cảnh báo, hạn chế người dân qua lại khu vực này. Các ngành chức năng của tỉnh, huyện đã khảo sát, lên phương án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Được biết, ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành đã ký Quyết định số 655/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án khắc phục sự cố sạt lở bờ sông Bưởi tại xã Thạch Định với tổng mức đầu tư là 42 tỷ đồng. Tiến độ dự án từ năm 2023 đến năm 2025. Dự án xây dựng mới tuyến kè chống sạt lở bờ hữu sông Bưởi tại xã Thạch Định, có tổng chiều dài 1,26km, mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng sạt lở, đảm bảo an toàn tài sản của các hộ dân sinh sống ngoài bãi tuyến đê bao thuộc xã Thạch Định...
Bài và ảnh: Viết Trung
{name} - {time}
-
2024-12-03 20:07:00
Vinh danh 19 đơn vị, tổ chức đạt Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam
-
2024-12-03 13:51:00
Chông chênh sự học bên bờ sông Mã
-
2024-09-06 12:49:00
Các cơ sở lưu trú tại Khu du lịch biển Hải Tiến ứng phó với bão số 3
Hậu Lộc: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
Bản tin Tài chính ngày 6/9: Vàng trong nước giảm sau nhiều phiên đứng yên
Người tham gia giao thông không đẹp
Huyện Thường Xuân chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Phát triển kinh tế, XDNTM vùng dân tộc thiểu số, miền núi Thanh Hóa
[REVIEW OCOP] Sức hút của món bánh lá Lan Như Cổ Tế truyền thống
Bản tin Tài chính 5/9: Giá vàng nhẫn trong nước giảm; Đồng USD hạ nhiệt
Máy nhận mặt người
Bản tin Tài chính ngày 4/9: Giá vàng trong nước duy trì ổn định