Xã vùng biên Mường Chanh nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Mường Chanh (Mường Lát) đã và đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí. Mặc dù vẫn còn bộn bề khó khăn, nhưng diện mạo địa phương đã có nhiều đổi thay tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.
Nhân dân bản Na Hào dọn vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới.
Tháng 9/2011, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và huyện vùng cao Mường Lát. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu Thanh Hóa cần quan tâm nghiên cứu, phân tích những khó khăn trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là khu vực miền núi nhằm nhanh chóng đưa miền núi thoát khỏi nghèo khó. Trong đó, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Thanh Hóa chọn và tập trung chỉ đạo để xây dựng xã Mường Chanh thành xã điểm NTM ở khu vực vùng cao biên giới, từ đó nhân rộng ra các xã khác.
Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong suốt gần 13 năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và thông qua các Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, huyện Mường Lát đã tập trung nguồn vốn, đầu tư nhiều hạng mục quan trọng, như: Công sở xã, trạm y tế, các nhà văn hóa bản; chỉnh trang, xây mới và cải tạo, nâng cấp các điểm trường cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên, học sinh; hệ thống giao thông, thủy lợi được nâng cấp, đầu tư, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, sản xuất; xây mới các công trình điện, nước sinh hoạt phục vụ người dân. Đồng bào xã Mường Chanh cũng đóng góp sức người, sức của vào việc xây dựng các công trình giao thông nội bản với giá trị hàng trăm triệu đồng.
Xác định mục tiêu cốt lõi trong XDNTM chính là nâng cao đời sống người dân, vì vậy, xã Mường Chanh đã đẩy mạnh tuyên truyền Nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai của địa phương; hỗ trợ, giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình sản xuất được triển khai và nhân rộng trong toàn xã như: chăn nuôi bò ở bản Na Hin; trồng cây lâm nghiệp tại bản Piềng Tặt; trồng cỏ voi tại bản Ngố, bản Bóng; trồng lúa nếp Cay Nọi với diện tích 180ha tại bản Chai, bản Bóng; chăn nuôi bò sinh sản và vịt đẻ trứng tại bản Lách... Nhờ đó, năm 2023 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 41 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 18%.
Chủ tịch UBND xã Mường Chanh Bùi Văn Nhân, cho biết: Trên địa bàn xã Mường Chanh có 809 hộ/3.765 nhân khẩu, sinh sống tại 9 bản với 4 dân tộc sinh sống là Thái, Mường, Khơ mú và Kinh, với chiều dài đường biên giới 22,5km. Do địa hình đồi núi bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế nên bước vào thực hiện chương trình XDNTM, xã Mường Chanh gặp không ít những khó khăn. Với phương châm “mưa dầm thấm sâu”, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành, đoàn thể và các ban quản lý bản tích cực đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để tuyên truyền, vận động Nhân dân, giúp bà con hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của chương trình, từ đó chung tay, góp sức cùng chính quyền XDNTM. Đến nay, người dân xã Mường Chanh đã đổi thay nhiều trong nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước xác định những cây, con “mũi nhọn” để tập trung phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đã tích cực góp công, góp của chung tay XDNTM. Đến thời điểm này, xã Mường Chanh đã đạt 51/57 tiêu chí thành phần và 16/19 tiêu chí đạt chuẩn về XDNTM; toàn xã đã có 7/9 bản đạt chuẩn NTM, đạt 83,33 kế hoạch; còn 2 bản Lách và bản Cang đang phấn đấu đến cuối quý II năm 2024 đạt chuẩn bản NTM. Xã còn 3 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 10 về thu nhập; số 11 về hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều và tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Đến hết quý I năm 2024, xã Mường Chanh đã huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực XDNTM được hơn 14 tỷ đồng, trong đó huy động Nhân dân được 20 ngày công với số lượng 800 lượt lao động tham gia, góp phần đưa diện mạo nông thôn trên địa bàn xã ngày càng khởi sắc.
Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Mường Chanh đang dồn sức hoàn thành các tiêu chí còn lại vào năm 2025 và phấn đấu trở thành xã vùng biên đầu tiên của huyện Mường Lát “cán đích” NTM.
Bài và ảnh: Ngọc Tiến
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-05-01 14:51:00
Mong muốn quê hương đẹp hơn mỗi ngày
Những con đường hoa
Bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng
Mường Lát chủ động ngăn chặn nguy cơ cháy rừng mùa nắng nóng
Tạo việc làm cho người lao động ở các khu, điểm du lịch
Chuyện ở Suối Lóng
Vai trò của ban phát triển thôn trong xây dựng nông thôn mới
Thanh Hóa và những “mùa xuân mới”
Thường Xuân thực hiện các giải pháp bứt phá cuối nhiệm kỳ
Cẩm Thủy nỗ lực chuyển đổi số, kéo gần khoảng cách vùng miền