Xã Xuân Phú quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Bằng việc triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành chức năng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Thọ Xuân ngày càng được cải thiện.
Anh Phạm Văn Nuôi, Trưởng thôn Cửa Trát trao đổi một số công việc của thôn với cán bộ văn hoá xã
Xã Xuân Phú (Thọ Xuân) là một trong những địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, chiếm trên 65% tổng số dân của xã. Những năm qua, địa phương đã được thụ hưởng nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được khẳng định và đang được triển khai nhân rộng như: Sản xuất dưa vàng, rau màu trong nhà lưới, trồng cây ăn quả, trồng keo mô lấy gỗ, sắn cao sản...; mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, đặc biệt là gia trại chăn nuôi gà, lợn, dúi, dê... đem lại hiệu quả, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật được triển khai áp dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 62 triệu đồng/năm, gia đình văn hóa đạt 95%. Xuân Phú về đích xã NTM năm 2018 và đang trên đường hoàn thiện các tiêu chí còn lại sớm hoàn thành xã NTM nâng cao năm 2024.
Có được sự chuyển biến tích cực trên là nhờ công sức của già làng, trưởng bản, cán bộ, hưu trí, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc, vận động Nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức các hoạt động theo nếp sống văn hóa.
Để cảm nhận rõ hơn sự đổi thay, chúng tôi cùng anh Phạm Văn Nuôi, Trưởng thôn Cửa Trát, xã Xuân Phú chia sẻ: "Là người có uy tín ở thôn Cửa Trát, bản thân và gia đình luôn chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vận động bà con trong thôn thực hiện các phong trào thi đua vì sự phát triển chung của địa phương. Những năm qua nhờ sự quan tâm của nhà nước, người dân trong thôn chúng tôi rất phấn khởi, giao thông đã được nhựa hóa, các thôn đã có điện lưới quốc gia, trường học, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, trạm y tế... được xây dựng, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị, phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, đi lại, sinh hoạt, khám chữa bệnh... cho bà con dân tộc thiểu số".
Chị Nguyễn Thị Hạnh - một hộ dân trong thôn Cửa Trát với công việc hàng ngày kiểm tra lượng gỗ của gia đình để chuẩn bị xuất hàng
Bên cạnh đó, xã Xuân Phú còn đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của bà con vùng dân tộc thiểu số. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn bề sâu. Xã luôn gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc như: múa pồn pôông, đánh mảng, nhảy sạp, cồng chiêng... Đền Mường Tiên Bạn, thôn Làng Sung được công nhận là di tích cấp tỉnh. Giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, cả 3 trường học đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, mức độ 2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, an sinh xã hội luôn đảm bảo. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ “khoác áo mới” về hạ tầng, đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn xã Xuân Phú cũng được nâng lên rõ rệt.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, thôn Cửa Trát chia sẻ: "Những năm qua, người dân thôn Cửa Trát nói riêng và bà con Nhân dân xã Xuân Phú nói chung được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể không chỉ phát triển kinh tế đem lại thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS mà còn tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận các nguồn vốn một cách thuận lợi. Năm 2024 gia đình tôi được vay 400 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ cho công việc của gia đình. Sau một thời gian gia đình đã trả được một phần tiền vay ngân hàng và đầu tư trồng 7 ha rừng, mua bán gỗ và trồng sắn... từ đó đem lại thu nhập cho gia đình và có điều kiện cho con cái ăn học.
Ông Ngô Khắc Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Phú cho biết: Xuân Phú là xã có người dân tộc thiểu số đông, xã thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách dành cho đồng bào DTTS. Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập vùng DTTS so với bình quân chung của huyện, thời gian tới, xã Xuân Phú tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cán bộ, Nhân dân về thực hiện chính sách dân tộc. Đồng thời nhân rộng nhiều mô hình thiết thực giúp đồng bào nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá. Từ đó, tăng cường niềm tin trong Nhân dân nhất là đồng bào DTTS đối với cấp ủy, chính quyền.
Bảo Thanh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-08-19 11:22:00
Cậu học trò hiếu học
Bánh đa làng Đắc Châu - lưu giữ vị quê, tình quê
Tăng cường công tác PCCC đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
Góp phần giữ bình yên nơi miền Tây xứ Thanh
Bản tin Tài chính 19/8: Thị trường vàng dự kiến trầm lắng; Đồng USD đang ở mức hỗ trợ quan trọng 102
Dự báo thời tiết ngày 19/8: Thanh Hoá mưa rải rác, trưa chiều hửng nắng
Phát huy các nguồn lực trong phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững ở Như Xuân
Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám xây dựng quê hương đổi mới
Những công trình mang tên “thanh niên”
Bản tin Tài chính 18/8: Giá vàng trong nước tăng mạnh theo thế giới