(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ ngày 1/7, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, người sử dụng ứng dụng Internet banking của các ngân hàng muốn chuyển từ 10 triệu đồng/lần và trên 20 triệu đồng/ngày buộc phải xác thực bằng khuôn mặt. Quy định này nhằm tăng tính bảo mật cho tài khoản ngân hàng, hạn chế việc kẻ gian lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.

Xua tan nghi ngờ

Từ ngày 1/7, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, người sử dụng ứng dụng Internet banking của các ngân hàng muốn chuyển từ 10 triệu đồng/lần và trên 20 triệu đồng/ngày buộc phải xác thực bằng khuôn mặt. Quy định này nhằm tăng tính bảo mật cho tài khoản ngân hàng, hạn chế việc kẻ gian lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.

Xua tan nghi ngờ

Tuy nhiên, đã gần 20 ngày kể từ khi quy định có hiệu lực vẫn còn không ít người dùng thờ ơ với việc xác thực bằng khuôn mặt. Một số người chỉ bắt buộc phải thực hiện quy định này vì không thể chuyển được số tiền theo quy định trong giao dịch.

Bảo vệ dữ liệu người dùng là biện pháp cần thiết với nhiều ngành nghề, và với ngân hàng càng trở nên quan trọng. Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi sinh, nơi thường trú, tạm trú, hình ảnh của cá nhân, số điện thoại, số bảo hiểm xã hội, số căn cước, hộ chiếu, giấy phép lái xe, mã số thuế cá nhân... và cả những dữ liệu cá nhân nhạy cảm khác, là dữ liệu gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân.

Thời gian gần đây truyền thông đưa tin khá nhiều về các vụ việc rò rỉ thông tin hoặc tấn công mạng có quy mô lớn, cả trên thế giới và Việt Nam, khiến người dùng hoang mang, lo lắng. Trong đó, những vụ tấn công liên quan đến rò rỉ thông tin số tài khoản ngân hàng, giấy tờ tùy thân của người dùng sẽ có mức độ “sát thương” cao hơn nhiều, vì chúng có thể trực tiếp khiến người dùng mất tiền hoặc bị giả mạo danh tính, để thực hiện các hành vi lừa đảo khác. Trong bối cảnh nhà nhà tham gia chuyển đổi số, từ cơ quan Chính phủ đến các ngân hàng, tổ chức tài chính... thì dữ liệu cá nhân, dữ liệu doanh nghiệp tiếp tục là mục tiêu mà tội phạm mạng nhắm tới.

Mất mát của người dùng do bị lộ lọt thông tin cá nhân thời gian qua là quá lớn, đồng nghĩa tổn thương của họ rất cao, vết thương này không dễ gì “kín miệng” ngay được. Câu hỏi đặt ra là ai đã cung cấp những dữ liệu cá nhân này cho tội phạm hoặc có những kẻ hở nào trong quản lý dữ liệu cá nhân mà cơ quan quản lý không kịp thời khắc phục. Liệu có tình trạng một số cơ quan, tổ chức đang xem nhẹ vấn đề này?

Những quy định mới mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng là biện pháp mạnh hơn, cao hơn, một đòi hỏi tất yếu, đáp ứng quy định tại Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân, hướng tới bảo vệ tốt hơn người dùng. Cùng với việc thực thi các quy định mới rất cần các ngân hàng thương mại có biện pháp quản lý tốt hơn nữa dữ liệu người dùng. Còn nếu như không làm tốt yêu cầu này, để những thông tin cá nhân, nhất là dữ liệu sinh trắc học bị lấy cắp thì nguy cơ mất tiền trong tài khoản khách hàng vẫn là nỗi lo thường trực không của riêng ai.

Chỉ khi ngân hàng làm tốt điều này, khách hàng mới không còn thờ ơ với yêu cầu xác thực bằng khuôn mặt, những câu hỏi nghi ngờ quanh chuyện ngân hàng yêu cầu xác thực khuôn mặt mới bị xua tan.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]