Xuân mới trên những bản người Mông huyện Mường Lát
Trong cái rét ngọt những ngày cuối năm, có dịp lên các bản đồng bào Mông ở huyện Mường Lát, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi ở vùng đất này, nhiều tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa vắt qua những ngọn đồi được phủ xanh các loại cây lâm nghiệp, sắn, ngô, xen lẫn sắc màu tinh khôi của hoa đào, hoa mận. Khi những túm ngô gác kín mái bếp, thóc đầy bồ cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát chuẩn bị đón cái tết trong niềm vui.
Cán bộ Đồn Biên phòng Tam Chung hướng dẫn đồng bào Mông trồng rau sạch.
Trong làn sương mỏng, bản Pom Khuông (Tam Chung) hiện lên với những nóc nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Tiếng khèn, tiếng chiêng hòa cùng điệu múa sạp của các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống tạo ra thanh âm, hình ảnh đầy quyến rũ. Bên ấm trà nóng, bí thư chi bộ, trưởng bản Lý Seo Châu cho biết: Bản có 77 hộ, 440 khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước đây, đời sống của đồng bào ở đây hết sức khó khăn do tập quán canh tác, cũng như thiếu đất sản xuất, nhưng những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, bản đã được đầu tư đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, nhà văn hóa, người dân được hỗ trợ các mô hình sản xuất như trồng rừng, trồng cây đào, mận trái mùa, chăn nuôi bò sinh sản... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Bản cũng đã thành lập “Tổ quản lý bản” có nhiệm vụ lãnh đạo bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức, động viên bà con đóng góp quỹ để tạo điều kiện cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất; giúp nhau phát triển kinh tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, phong trào tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới được phát huy; đời sống của đồng bào được cải thiện, nhiều hộ đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm trang thiết bị đắt tiền.
Ông Lý Seo Thề, một hộ dân bản Pom Khuông chia sẻ: "Trước đây nhà mình nghèo lắm, nhưng bây giờ đã khác, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành hỗ trợ cho vay vốn, gia đình được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả. Đến nay, mỗi năm gia đình mình thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng, đời sống hiện đã khấm khá hơn, con cháu được đến trường học cái chữ. Tết năm nay nhà mình sẽ đón một mùa xuân no ấm, hạnh phúc”.
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Chung Hà Văn Thìn cho biết: Xã có 8 bản, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Thái. Đời sống người dân phụ thuộc vào phát triển nông, lâm nghiệp. Xã đã bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng của người dân trên địa bàn xã. Những năm qua Nhà nước đã hỗ trợ xã thực hiện các chương trình giảm nghèo, phát triển các mô hình sản xuất như: mô hình nuôi gà tại bản Pom Khuông; trồng cây gai xanh tại bản Cân, bản Lát, bản Poọng, Suối Lóng; trồng đào, mận trái mùa và trồng sắn nguyên liệu... mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Đồng bào Mông ở Mường Lát hiện có hơn 3.633 hộ, với trên 19.170 nhân khẩu sinh sống tập trung ở 39 bản, thuộc 6 xã biên giới của huyện, trong đó có 38 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đây là khu vực có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng giao thông khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tư duy sản xuất của người dân vẫn mang tính tự cung tự cấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã giúp kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông từng bước phát triển. Từ nguồn vốn của Trung ương, huyện đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 tại các bản Mông, như: đầu tư cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa, khu thể thao tại bản Khằm 1 và 2 (xã Trung Lý); sắp xếp ổn định dân cư tại bản Ún (xã Mường Lý); làm đường giao thông tại bản Cá Nọi (xã Pù Nhi); công trình nước sinh hoạt tập trung tại bản Pom Khuông (xã Tam Chung), bản Pá Búa (xã Trung Lý), bản Cá Nọi (xã Pù Nhi)...
Đến nay vùng đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát đã có trên 100 mô hình đã và đang được duy trì và phát triển tốt, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, như: mô hình trồng sắn năng suất cao ở các xã Tam Chung, Pù Nhi, Trung Lý; tổ hợp tác chăn nuôi bò tại xã Pù Nhi, Mường Chanh, chăn nuôi vịt tại xã Trung Lý; mô hình nuôi cánh kiến đỏ ở xã Tam Chung, thị trấn Mường Lát; mô hình trồng đào, mận trái vụ ở xã Nhi Sơn, Tam Chung, Pù Nhi....
Với nỗ lực xóa đói, giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc Mông đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện hằng năm giảm mạnh.
Dẫu còn nhiều khó khăn, song được sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân, tin rằng thời gian không xa vùng đồng bào dân tộc Mông ở Mường Lát sẽ thoát nghèo, sức sống mới sẽ từng bước hiện hữu trên vùng đất khó.
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2024-11-23 15:59:00
“Nghiện” học, “nghiện” việc
-
2024-11-23 15:51:00
Người tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng tiên phong, tích cực
-
2024-01-26 07:08:00
Đào rừng làm đẹp mùa xuân vùng biên
Mường Lát trong giá lạnh
Tìm việc làm trên mạng, người lao động có nguy cơ bị lừa đảo
Ý nghĩa chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương” cho trẻ em huyện Ngọc Lặc
Sôi động thị trường hoa, cây cảnh tết
Công an TP Thanh Hóa tăng cường các giải pháp chống ùn tắc giao thông trước và trong dịp Tết Nguyên đán
Năm 2024, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh phấn đấu đón trên 350.000 lượt khách
“9 ngày lạnh nhất” và sự trùng hợp về đợt rét đậm, rét hại đầu tiên năm 2024
Tinh thần tuyệt đối “đã uống rượu bia thì không lái xe”
Sinh kế để bà con vùng biên giới Mường Lát thoát nghèo