(vhds.baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chuỗi các hoạt động Lễ hội Bút Nghiên lần thứ III, sáng 5-3 tại sân văn hóa xã Hoằng Lộc, Phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hoá đã phối hợp tổ chức giao lưu năng khiếu giữa các em học sinh, nhằm giúp các em có cơ hội được trải nghiệm, nâng cao hiểu biết về truyền thống hiếu học của vùng đất Hoằng Hóa, góp phần vun đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Tiếp tục chuỗi các hoạt động Lễ hội Bút Nghiên lần thứ III, sáng 5-3 tại sân văn hóa xã Hoằng Lộc, Phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hoá đã phối hợp tổ chức giao lưu năng khiếu giữa các em học sinh, nhằm giúp các em có cơ hội được trải nghiệm, nâng cao hiểu biết về truyền thống hiếu học của vùng đất Hoằng Hóa, góp phần vun đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Hoạt động giao lưu năng khiếu bao gồm các phần thi: Viết thư pháp, Kể chuyện về danh nhân, thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” dưới hình thức Rung chuông vàng.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Các hoạt động này đã thu hút đông đảo học sinh, giáo viên và Nhân dân tham gia, theo dõi, cổ vũ.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Phần thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” dưới hình thức Rung chuông vàng thu hút 42 học sinh khối lớp 4 và lớp 5 đến từ các trường trong huyện tham gia. Bộ câu hỏi trong cuộc thi xoay quanh các môn học Toán, Tiếng việt, Lịch sử, Tiếng Anh, Khoa học và lĩnh vực an toàn giao thông, hiểu biết xã hội.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Đây là một trong nhiều hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về các mặt văn hóa xã hội, kiến thức phổ thông, kết hợp học tập với vui chơi, giải trí.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Tại hoạt động thi viết thư pháp có 18 học sinh đến từ các trường trên địa bàn huyện tham gia chung kết.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Với các đề tài được đưa ra, trong thời gian 25 phút, các thí sinh trình sẽ thực hiện phần thi của mình.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Phần thi chung kết kể chuyện danh nhân có 7 thí sinh tham gia với 7 câu chuyện. Mỗi thí sinh kể một câu chuyện về một trong các danh nhân trên địa bàn huyện.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Những câu chuyện giản dị về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của các danh nhân được các em học sinh tái hiện bằng giọng kể truyền cảm, giàu cảm xúc. Trong các tiết mục thi kể chuyện, các em học sinh đã có hình ảnh minh họa giúp câu chuyện thêm phần sinh động.

Ý nghĩa hoạt động giao lưu năng khiếu tại Lễ hội Bút Nghiên

Các hoạt động giáo dục “học mà chơi – chơi mà học” dành cho học sinh trong Lễ hội Bút Nghiên lần thứ III giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.

Việt Hương - Thanh Hằng


Việt Hương - Thanh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]