Bá Thước bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Huyện Bá Thước có 3 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường, Thái chiếm gần 87%. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa các dân tộc được huyện Bá Thước quan tâm và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.
Biểu diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường.
Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện các giải pháp phục hồi, bảo tồn một số loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, các giá trị văn hóa tín ngưỡng trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, trên địa bàn huyện đã khôi phục và tổ chức một số hoạt động, như: lễ hội Mường Khô; lễ hội Căm Mương; khôi phục các trò chơi, trò diễn truyền thống, như: trang phục đồng bào dân tộc Thái, Mường; thành lập các đội văn nghệ; sưu tầm, dàn dựng, phát triển các làn điệu dân ca, dân vũ, như: khặp Thái, xường Mường, múa Pồn Pôông, múa sạp, khua luống, thơ ca dân gian như “Sử thi Đẻ đất, Đẻ nước”, “Trường ca Khăm Panh”, kéo co, đẩy gậy, đánh mẳng... Bảo tồn, phục dựng lễ hội, nghi lễ đặc sắc, như: lễ hội Mường Khô (dân tộc Mường); lễ hội Căm Mương (dân tộc Thái); đồng thời, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy các loại dụng cụ lao động sản xuất và các ngành nghề thủ công truyền thống; đồ dùng sinh hoạt, văn hóa ẩm thực, cách thức, bí quyết chế biến thực phẩm của các dân tộc.
Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các nhà khoa học trong và ngoài nước tổ chức khai quật, nghiên cứu về giá trị của di tích. Đồng thời, tu bổ, tôn tạo các hạng mục thuộc di tích, xây dựng công trình phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư các công trình, dự án nhằm phát huy giá trị của di tích. Đến nay, huyện Bá Thước có 9 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh. Huyện đang đề nghị công nhận thêm 3 di tích cấp tỉnh. Xây dựng và đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đối với Di chỉ khảo cổ học Mái Đá Điều (xã Hạ Trung); hang Cổ Sinh (phố Tráng, thị trấn Cành Nàng). Lễ hội Mường Khô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó, huyện mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý di tích, văn hóa phi vật thể; kỹ năng tổ chức hoạt động nhà văn hóa thôn, bản, cán bộ chuyên trách công tác văn hóa - xã hội của các xã, thị trấn. Bảo tồn chữ viết của dân tộc Thái. Tuyên truyền, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch. Xây dựng, sửa chữa, tôn tạo và hoàn thiện đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở...
Bài và ảnh: Thiện Nhân
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2023-11-24 15:47:00
Trải nghiệm du lịch số
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 24-11-2023
“Chết đứng” trong “Cây ngay không sợ chết đứng” nghĩa là gì?
Nguyễn Hoàn, người biên soạn bộ Quốc sử thời Lê - Trịnh
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 23-11-2023
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Góp phần tô thắm hình ảnh Việt Nam với thế giới
Di sản Việt Nam: Nơi lưu giữ giá trị quý báu của dân tộc và thế giới
7 danh nhân của Việt Nam được tổ chức UNESCO vinh danh
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 22-11-2023
Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở huyện Vĩnh Lộc