Bá Thước: Khôi phục và phát triển cây quýt hôi
Quýt hôi (hay còn gọi là quýt hoi) là loài cây bản địa, mọc tự nhiên trên sườn núi cao thuộc núi rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các thôn, bản ở huyện Bá Thước. Quả quýt hôi nhỏ và có hương thơm đặc trưng, khi ăn vào thấy đậm lưỡi, mát họng, thông mũi. Xác định cây quýt hôi là cây đặc trưng của địa phương, những năm qua huyện Bá Thước đã có nhiều giải pháp bảo tồn loài cây này, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân đầu tư mở rộng diện tích trồng cây quýt hôi, kết hợp làm du lịch cộng đồng.
Người dân xã Thành Sơn thu hoạch quýt hôi.
Gia đình ông Ngân Văn Hiên ở xã Thành Sơn trồng cây quýt hôi từ năm 1997, diện tích hiện nay là 3ha. Trước đây, cây quýt hôi chủ yếu tự mọc, tự phát triển, không có bàn tay chăm sóc của con người nên chất lượng giống thấp, thị trường tiêu thụ cũng khó khăn, người dân chỉ mang quả ra chợ bán hay chế biến sử dụng cá nhân, gia đình. Vì thế, giống cây này dần bị thu hẹp diện tích. Những năm qua, được cán bộ nông nghiệp chuyển giao tiến bộ khoa hoc - kỹ thuật, đến nay vườn quýt của ông đang cho thu nhập 150 triệu đồng/năm, sản phẩm quýt luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng ưa chuộng. Để nâng cao thu nhập, gia đình ông đã phát triển mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm vườn quýt, nhờ đó gia đình có thêm thu nhập và thoát nghèo. Ông Hiên, cho biết: “Quýt hôi là một loại cây “dễ tính”, mọc ở trên sườn đồi, núi cao, có khí hậu mát mẻ quanh năm, quả quýt chín có màu vàng, mùi thơm mát đặc trưng, vỏ quýt nhiều tinh dầu, thường được người dân sử dụng làm thuốc trị ho hoặc hãm nước uống phòng cúm, cảm lạnh vào mùa đông; lá quýt thường dùng để chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc Thái”.
Để khôi phục cây quýt hôi trên địa bàn huyện Bá Thước, năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phê duyệt Đề án “Phục tráng và xây dựng giống quýt hoi Bá Thước”. Huyện Bá Thước đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện Đề án với quy mô 4ha tại thôn 3, xã Ban Công và thôn Éo Kén, xã Thành Sơn. Cùng với đó, bà con được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống. Đến nay, sau hơn 5 năm, các thế hệ F1, F2 cây quýt hôi sinh trưởng, phát triển tốt và cho kỳ thu hoạch lứa đầu tiên đạt sản lượng 1 tấn/ha, thu về 30 triệu đồng/ha.
Nhận thấy cây quýt hôi có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, huyện Bá Thước xác định phát triển cây quýt hôi bản địa trở thành cây hàng hóa. Huyện Bá Thước đã vận động người dân trồng cây quýt hôi, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ bà con chăm sóc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình và thời kỳ. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có gần 800 hộ trồng quýt hôi, với diện tích 80ha, tập trung tại các xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng, Lũng Niêm... Trung bình, 1ha quýt cho thu hoạch bình quân 6 tấn quả/năm, thu nhập 90 triệu đồng. Hiện nay, cây quýt hôi Bá Thước đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Cùng với các chương trình hỗ trợ, phục tráng, nhân giống, huyện Bá Thước đang tích cực thực hiện bảo tồn nguồn gen, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng, đưa cây quýt hôi vào phát triển trong các hộ gia đình nhằm mở rộng cả quy mô diện tích và chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân; tạo ra sản phẩm đặc trưng theo Chương trình OCOP để phục vụ phát triển du lịch gắn với Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Được biết, các sản phẩm làm từ quả quýt hôi được khách du lịch rất ưa chuộng, thường mua về làm quà. Hiện nay, sản phẩm trà quýt hôi của Công ty TNHH Puluong Cuisine đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Sản phẩm trà quýt hôi của Công ty TNHH Puluong Cuisine đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Thời gian tới, huyện Bá Thước sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng quýt, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn huyện sẽ có 100 ha cây quýt hôi, được áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản xuất; đồng thời, huyện Bá Thước tiếp tục tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, đưa các sản phẩm chế biến từ quýt hôi trở thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng của vùng núi cao Bá Thước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân,
Khắc Công
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2024-02-25 07:45:00
Chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện
Hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp
Về những người chở “niềm tin” và gieo “hy vọng”
Độc đáo tục ăn Tết lại ở Hợp Thành
Thanh Hóa phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nỗi đau được sẻ chia
Đặc sắc Lễ hội Trò Chiềng
Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên tuyến biên giới
Nhiều hoạt động ý nghĩa Chương trình “Xuân tình nguyện” 2024
Những điểm đặc biệt trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023