(vhds.baothanhhoa.vn) - Lễ hội Mường Khô thuộc các xã Điền Trung, Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng, huyện Bá Thước, vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để địa phương tiếp tục phát huy giá trị của lễ hội trong thời gian tới.

Bá Thước phát huy giá trị Lễ hội Mường Khô

Lễ hội Mường Khô thuộc các xã Điền Trung, Điền Lư, Điền Quang, Điền Hạ, Điền Thượng, huyện Bá Thước, vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để địa phương tiếp tục phát huy giá trị của lễ hội trong thời gian tới.

Bá Thước phát huy giá trị Lễ hội Mường Khô

Theo đồng chí Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước: Huyện Bá Thước rất vinh dự và tự hào khi Lễ hội Mường Khô được Bộ VH,TT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3415/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Bá Thước phát huy giá trị Lễ hội Mường Khô

Đồng chí Lò Văn Thắng cho biết, Đền thờ Quận công Hà Công Thái được xây dựng vào thế kỷ 19, do gia tộc Hà Công, một gia tộc cai quản xứ Mường Khô quản lý, dùng để thờ các vị thần linh. Trong thời Vua Gia Long, Minh Mạng, trong gia tộc họ Hà Công có ông Hà Công Thái có công đánh giặc ở trấn Hưng Hoá và dẹp giặc cỏ ở vùng biên giới Việt Lào, giúp nhà Nguyễn thống nhất giang sơn. Vì vậy, ông Hà Công Thái được triều đình nhà Nguyễn phong tước Quận công, có quyền cai quản từ dốc Eo Lê, chợ Mầu, chợ bãi, Mường Ne cho đến tận ngọn nguồn sông Mã.

Bá Thước phát huy giá trị Lễ hội Mường Khô

Sau khi ông mất, mộ của ông được đặt tại Đồng Tràng, gần đền thờ. Trong đền thờ Gia tộc họ Hà Công đã xây thêm một ngôi nhà tại khuôn viên Chùa Mèo để thờ Quận công Hà Công Thái, sau này thờ sỹ phu Hà Văn Mao và Hà Triều Nguyệt. Từ đó, Chùa Mèo trở thành nơi đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh cho đất Mường Khô nói riêng, huyện miền núi Bá Thước nói chung.

Hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, Nhân dân trong vùng vì ngưỡng vọng những người có công với nước nên thường đến vãn cảnh và thắp nén hương tưởng nhớ và cầu may, cầu mát, cầu cho mưa thuận gió hòa, điều lành, điều tốt đến với mọi nhà; tham gia các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc như ném còn, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, bắn nỏ, đánh mắng, đánh trống giàm... Ngày mùng 10 tháng Giêng đã trở thành ngày tổ chức Lễ hội Mường Khô.

Bá Thước phát huy giá trị Lễ hội Mường Khô

Tuy nhiên, giai đoạn 1960-1964, máy bay Mỹ bắn phá, chùa Mèo bị phá hủy hoàn toàn, từ đó các nghi thức tế lễ và các trò chơi, trò diễn dân gian cũng dần mai một. Việc cúng tế chỉ còn duy trì trong gia tộc Hà Công.

Đến tháng 11/2009, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa và các ngành chức năng, Huyện ủy Bá Thước đã giao UBND huyện chỉ đạo phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với UBND xã Điền Trung tiến hành khôi phục, xây dựng lại đền thờ Quận Công Hà Công Thái.

Năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã có quyết định xếp hạng đền thờ Quận Công Hà Công Thái là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Bá Thước phát huy giá trị Lễ hội Mường Khô

Cũng từ đây, hằng năm UBND huyện Bá Thước, cụm Hồ Điền tổ chức lễ hội Mường Khô, khôi phục lại lễ hội văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là dịp truyền dạy lại cho các thế hệ con cháu hiểu hơn về bản sắc dân tộc mình.

Ngân Hà


Ngân Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]