(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 13-9-2006, bộ sách Từ điển bách khoa Việt Nam đã xuất bản tập cuối cùng với gần 4 vạn mục từ thuộc 40 chuyên ngành văn hoá, khoa học, kỹ thuật của Việt Nam và thế giới, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản.

Bạn biết gì về bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam

Ngày 13-9-2006, bộ sách Từ điển bách khoa Việt Nam đã xuất bản tập cuối cùng với gần 4 vạn mục từ thuộc 40 chuyên ngành văn hoá, khoa học, kỹ thuật của Việt Nam và thế giới, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản.

Bạn biết gì về bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam

Ảnh: Internet

Bộ từ điển này do Nhà xuất bản từ điển bách khoa xuất bản rải rác từ năm 1995 đến năm 2005. Bộ từ điển gồm 4 tập và mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang. Tập 1 được in lần đầu tiên năm 1995 và tái bản năm 2005, tập 2 năm 2002, tập 3 năm 2003, tập 4 năm 2005, và được tái bản toàn bộ năm 2011. Mỗi tập khoảng trên dưới một vạn mục từ.

Đây là bộ từ điển bách khoa của Việt Nam đầu tiên được biên soạn với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam với kinh phí 32 tỷ đồng và 1.200 nhà khoa học hàng đầu của 36 chuyên ngành ở khắp đất nước biên soạn trong 15 năm.

Mục đích nhằm giới thiệu những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử, xã hội, văn hoá, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thức văn hoá, khoa học, kĩ thuật của thế giới, chú trọng những tri thức cần cho độc giả Việt Nam, góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” mang tính khoa học, cơ bản, hiện đại, dân tộc. Các tri thức được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, bằng ngôn ngữ trong sáng.

Từ điển Bách khoa là sách tra cứu về nhiều lĩnh vực tri thức của nhân loại (tính đến thời điểm công bố). Nó là loại sách có giá trị nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho mọi người, hoặc tra cứu, học tập giảng dạy. Từ điển Bách khoa về cơ bản có rất nhiều đặc điểm của bách khoa thư và bách khoa toàn thư.

Từ điển Bách khoa chứa một hàm lượng tri thức khổng lồ mà chắc chắn không có một ai trên thế gian này, dù thông minh và tài giỏi đến mấy, lại có thể biết, hiểu và lưu giữ trong “bộ nhớ” có hạn của mình. Có vai trò quan trọng, nhưng dòng sách công cụ này chưa thật sự phổ biến trong bạn đọc Việt Nam.

Trong tập cuối cùng – tập 4 (từ vần T đến vần Z) có dung lượng đồ sộ nhất (trong tổng thể 4.026 trang) và cũng thừa hưởng nhiều kinh nghiệm sau khi xuất bản ba tập trước. Chỉ riêng vần T đã chiếm tới 734 trang, với khoảng hơn bảy nghìn mục từ (trong số 12 nghìn mục từ tập 4).

Các thuật ngữ không bị thay đổi tên gọi hay giải thích khác nhau về nội hàm. Các khái niệm mới (hoặc khá mới, cần thiết) được cập nhật: chất xám, kinh tế tri thức, ISO, ISO 9000, ISO 14000, sóng thần, lý thuyết trò chơi..., v.v.

Từ điển bách khoa Việt Nam cũng đặc biệt lưu ý phân biệt các mục từ (ưu tiên/không ưu tiên) bằng việc chú trọng giới thiệu các tri thức liên quan Việt Nam (số lượng và dung lượng). Ðó là một quan điểm đúng, mang tính xã hội hóa và đại chúng hóa. Người đọc dễ dàng nhận ra điều này qua thư mục hướng dẫn ở cuối mỗi tập (và còn được tổng hợp in thành sách dẫn (index) riêng). Ở đó, một loạt các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, địa danh, dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục... của Việt Nam được biên soạn rất công phu (có kèm hình ảnh minh họa).

Bạn biết gì về bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam

Ảnh: Internet

Trong quá trình biên soạn, một số nhà khoa học đã qua đời, một số khác vì sức khoẻ, vì thuyên chuyển công tác không có điều kiện tiếp tục tham gia, một số trường hợp phải bổ sung, thay đổi nhân sự.

Trân trọng và biết ơn kết quả lao động, sự đóng góp của các nhà khoa học, bộ Từ điển vẫn giữ nguyên danh sách thành viên Hội đồng, Ban Biên soạn, trường hợp thay đổi vẫn ghi rõ thời gian tham gia của từng người. “Từ điển bách khoa Việt Nam” có thể coi là một công trình khoa học lớn của Việt Nam. Thành công này gắn liền với sự quan tâm của Bộ Chính trị; với công lao đặt nền móng đầu tiên của cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự đóng góp nhiệt tình của các cơ quan, viện, trường, của nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau.

Dù chưa thật đạt tới yêu cầu cao về bách khoa toàn thư, nhưng Từ điển bách khoa Việt Nam bước đầu đã thiết lập được một hệ thống bảng từ có chọn lọc, phản ánh đúng bản chất của các bộ môn khoa học và ít nhiều tương thích trong cấu trúc của các tiểu hệ thống.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]