(vhds.baothanhhoa.vn) - Với ý chí thoát nghèo, Vi Văn Đợi ở khu phố Buốn, thị trấn Mường Lát đã “khởi nghiệp” thành công bằng mô hình trồng sắn cao sản và nuôi bò thịt. Câu chuyện làm giàu từ đồi đất quê hương của Đợi đang trở thành cảm hứng cho nhiều bạn trẻ nơi vùng biên Mường Lát.

Bản lĩnh để thoát nghèo

Với ý chí thoát nghèo, Vi Văn Đợi ở khu phố Buốn, thị trấn Mường Lát đã “khởi nghiệp” thành công bằng mô hình trồng sắn cao sản và nuôi bò thịt. Câu chuyện làm giàu từ đồi đất quê hương của Đợi đang trở thành cảm hứng cho nhiều bạn trẻ nơi vùng biên Mường Lát.

Bản lĩnh để thoát nghèoVi Văn Đợi đang thành công với nghề canh nông trên đồi đất quê mình.

Tờ mờ sáng, bà con khu phố Buốn đã tất bật trên đồi. Trước mắt tôi, Vi Văn Đợi có vóc dáng vạm vỡ, nụ cười đôn hậu đang tỉ mẫn ghi phiếu, nhập sắn cho bà con. Đợi không chỉ đảm nhiệm vai trò là Bí thư Chi đoàn khu phố Buốn, mà còn là tấm gương điển hình về phát triển kinh tế; là đầu mối bao tiêu nông sản cho bà con trong vùng.

Ít ai biết rằng, trước khi thành công với mô hình kinh tế tại địa phương, Đợi đã phải trải qua một hành trình khởi nghiệp đầy gian nan. Học hết THPT, Đợi ra Hải Dương với giấc mộng làm giàu. Thế nhưng, đời sống công nhân không mấy dễ dàng, trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, ăn ở, số tiền dành dụm cả năm chẳng được là bao, và Đợi trở về với hai bàn tay trắng vào năm 2021.

Trở về quê, Đợi xác định khởi nghiệp trên chính đồi đất quê mình. Theo Đợi, lâu nay bà con phát triển chăn nuôi chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, chăn thả theo kiểu phó mặc cho thời tiết, tự sinh tự dưỡng, nên hiệu quả không cao. Để không đi vào “vết xe đổ”, Đợi xác định phải có lối đi riêng. Anh đã đầu tư chuồng trại, mua bò lai sind sinh sản cung cấp cho bà con và thu mua những con bò gầy yếu về vỗ béo. Thời gian vỗ béo từ 6 tháng đến 1 năm thì xuất bán. Mỗi con bò gầy yếu khi mua chỉ từ 10 đến 12 triệu đồng, nhưng khi xuất bán thì trung bình mỗi con có giá từ 20 đến 25 triệu đồng. Hiện trong chuồng trại của gia đình luôn duy trì từ 40 đến 50 con bò.

Khó khăn nhất khi khởi nghiệp theo Đợi đó là nguồn vốn. Đợi đã phải huy động tất cả mọi nguồn vốn, từ vay ngân hàng đến người thân. Những năm đầu, nguồn lời lãi chủ yếu để nhân đàn, xây dựng chuồng trại, phát triển mô hình. Không dừng lại ở chăn nuôi, tận dụng lợi thế từ diện tích đất đồi rộng lớn của gia đình lâu nay bỏ hoang, trồng cây xoan không hiệu quả, Đợi đã thay đổi bằng việc trồng các giống cây mới cho hiệu quả kinh tế cao dài ngày như, luồng, lát... hay ngắn ngày như, ngô, sắn cao sản, chuối... Bên cạnh đó, anh còn đầu tư thêm 6 ao nuôi thả cá.

Để thuận lợi cho việc giao bao tiêu sản phẩm cho bà con, mới đây Vi Văn Đợi đã lập hồ sơ thành lập HTX phát triển dịch vụ nông lâm sản Mường Lát. Nói về doanh thu hàng năm, Đợi khiêm tốn cho biết: “Gần như nguồn lời lãi hàng năm tôi đều sử dụng để tái đầu tư, nên cũng không tính hết được”.

Ngoài tiên phong phát triển kinh tế, Đợi còn được biết đến với vai trò là Bí thư Chi đoàn khu phố Buốn. Bí thư huyện đoàn Mường Lát Lâu Văn Phía cho biết: Mô hình trồng sắn cao sản, chăn nuôi bò của Bí thư Chi đoàn Vi Văn Đợi là một trong những mô hình tiêu biểu trong việc dám nghĩ, dám làm. Trong bối cảnh huyện Mường Lát đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, những mô hình kinh tế như Vi Văn Đợi rất đáng biểu dương, lan tỏa, nhất là trong đoàn viên, thanh niên.

Bài và ảnh: Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]