(vhds.baothanhhoa.vn) - Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có tổng diện tích 27.742,5 ha, nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học cao trên địa bàn tỉnh, với 1.725 loài thực vật và 915 loài động vật được ghi nhận.

Bảo tồn, phát huy quần thể cây di sản ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu

Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có tổng diện tích 27.742,5 ha, nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học cao trên địa bàn tỉnh, với 1.725 loài thực vật và 915 loài động vật được ghi nhận.

Bảo tồn, phát huy quần thể cây di sản ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu

Cây Chò xanh tại lô 1, khoảnh 3, tiểu khu 43 khu vực Pom Há, xã Trung Thành được bảo vệ và phát triển tốt.

Cuối năm 2022, Khu BTTN Pù Hu được Hội đồng cây Di sản Việt Nam trao Bằng công nhận 6 cây chò xanh (tên khoa học Terminalia myriocarpa Henrila ) là cây Di sản Việt Nam.

Quần thể 6 cây chò xanh được công nhận là cây Di sản Việt Nam phân bố ở khu vực Pom Há (lô 1 - khoảnh 9 - tiểu khu 43), khu vực Suối Há (lô 2 - khoảnh 3 - tiểu khu 72), khu vực Suối Long (lô 1 - khoảnh 4 - tiểu khu 42), nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc địa giới hành chính xã Trung Thành (Quan Hóa).

Ông Đỗ Ngọc Dương, Giám đốc Khu BTTN Pù Hu, cho biết: Để bảo tồn quần thể cây di sản, hằng tháng Trạm kiểm lâm Trung Thành thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hu phối hợp với tổ đội bảo vệ rừng thôn, bản tổ chức tuần tra kiểm tra rừng thường xuyên tại các khu vực còn giàu tài nguyên, đặc biệt chú trọng tuần tra, kiểm tra bảo vệ những khu vực phân bố của 6 cây di sản. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân nhận thức đầy đủ, to lớn về vai trò, ý nghĩa, giá trị các cây di sản được vinh danh để mọi người có ý thức chung tay bảo vệ, giữ gìn nhằm phát huy các giá trị cây di sản trong công tác bảo tồn nguồn gen. Và là cơ hội để quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch cho du khách thập phương.

Việc có 6 cây chò xanh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam không chỉ nói lên sự đa dạng sinh học, lưu giữ được những nguồn gen quý, bảo vệ cây cổ thụ lâu năm tại Khu BTTN Pù Hu, mà còn góp phần xây dựng ý thức bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho Nhân dân trong vùng.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]