(vhds.baothanhhoa.vn) - Cách trung tâm xã Trung Thượng (Quan Sơn) chừng hơn 6km, men theo con đường nhỏ, hai bên được bao phủ bởi màu xanh của rừng luồng, nứa, chúng tôi tìm đến bản Bàng, nơi sinh sống của 100% đồng bào Thái đen với 467 nhân khẩu. Theo trưởng bản Hà Văn Thanh: Bản Bàng được bao bọc bởi hệ thống rừng tre, luồng ken đặc, khí hậu quanh năm mát mẻ. Nét nổi bật ở đây là cảnh quan thiên nhiên rộng lớn với đặc trưng là những thửa ruộng bậc thang, nhà sàn truyền thống được dân bản gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ.

Bình yên bản Bàng

Cách trung tâm xã Trung Thượng (Quan Sơn) chừng hơn 6km, men theo con đường nhỏ, hai bên được bao phủ bởi màu xanh của rừng luồng, nứa, chúng tôi tìm đến bản Bàng, nơi sinh sống của 100% đồng bào Thái đen với 467 nhân khẩu. Theo trưởng bản Hà Văn Thanh: Bản Bàng được bao bọc bởi hệ thống rừng tre, luồng ken đặc, khí hậu quanh năm mát mẻ. Nét nổi bật ở đây là cảnh quan thiên nhiên rộng lớn với đặc trưng là những thửa ruộng bậc thang, nhà sàn truyền thống được dân bản gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ.

Bình yên bản BàngPhụ nữ Thái ở bản Bàng bên khung dệt thổ cẩm truyền thống.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, ngôi nhà sàn không chỉ là chốn đi về, mà còn là biểu trưng của sự hội tụ, tái hiện bức tranh văn hóa sống động qua bao nhiêu thế hệ người Thái chung sống dưới nếp nhà sàn. Cũng chính nơi ấy gửi gắm niềm tin của người dân với các thần linh, lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần từ xa xưa. Theo dòng chảy của thời gian, với sự phát triển của xã hội, những ngôi nhà sàn cũng được quy hoạch lại cho phù hợp với không gian mới. Ở bản Bàng, không khó để tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm. Với những người phụ nữ, việc may vá, dệt vải không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Từ lúc còn nhỏ, họ đã được bà, mẹ truyền nghề cho và nó sẽ còn gắn bó đến cuối đời. Sản phẩm dệt thổ cẩm làm ra không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành mặt hàng góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho một số hộ gia đình, đồng thời gìn giữ nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Hơn 20 năm về làm dâu ở bản Bàng, chị Ngân Thị Luyến cho biết: Trước đây hệ thống hạ tầng cơ sở điện, đường giao thông của bản còn nhiều thiếu thốn, những năm gần đây việc triển khai các chương trình giảm nghèo đã góp phần nâng cao mức sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm, không còn hộ thiếu đói mùa giáp hạt nữa. Trong mỗi nếp nhà, xuất hiện ngày càng nhiều vật dụng, trang thiết bị hiện đại như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt... Việc chăm lo sự học của con trẻ được chú trọng, bản nhiều năm liền không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, không có tình trạng tảo hôn. Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân cũng được đặc biệt quan tâm.

“Ở bản Bàng, dân bản sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp thuần túy, tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng sống đoàn kết gắn bó, cần cù chịu khó, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa người dân đã yên tâm lao động sản xuất và giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đến nay, bản có 68/104 hộ được công nhận “Gia đình văn hóa”, 1 câu lạc bộ văn nghệ với 10 thành viên được duy trì, hoạt động thường xuyên, liên tục. Nhiều năm qua, trên địa bàn không có trường hợp nghiện hút, trộm cắp, các hộ gia đình tích cực chủ động thực hiện ký cam kết ở nhiều lĩnh vực (phòng chống ma túy, vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...) nhờ vậy an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Không chỉ đổi mới về tư duy, nhận thức, nhiều gia đình còn chủ động vay vốn ngân hàng chính sách phát triển kinh tế, kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp và khai thác lâm sản với tổng dư nợ trên 5 tỷ đồng”. Tiêu biểu như hộ ông Hà Văn Thủy, Hà Văn Quý, Hà Thị Cam...”, ông Ngân Văn Lạng, người uy tín bản Bàng, cho biết.

Bình yên bản BàngMột góc bản Bàng, xã Trung Thượng (Quan Sơn).

Ông Hà Văn Chung, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thượng, cho biết: Bản Bàng là bản vùng cao còn nhiều khó khăn của xã. Những năm qua để tạo sự bứt phá mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho bà con, chính quyền địa phương thường xuyên bám sát cơ sở tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, cũng như hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đồng thời, phát huy các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách đầu tư xây dựng nhà văn hóa, hạ tầng giao thông giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối sản xuất với thị trường và tạo sự lưu thông hàng hóa giữa các vùng...

Bài và ảnh: Lê Viết



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]