(vhds.baothanhhoa.vn) - Là loại hình kinh doanh phức tạp, dễ tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đời sống của người dân, thời gian qua hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ (DVCĐ) nở rộ tại các đô thị, thậm chí len lỏi về nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chấn chỉnh dịch vụ cầm đồ

Là loại hình kinh doanh phức tạp, dễ tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đời sống của người dân, thời gian qua hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ (DVCĐ) nở rộ tại các đô thị, thậm chí len lỏi về nông thôn.

Thống kê cho thấy, Thanh Hóa hiện có 784 cơ sở DVCĐ, có mặt ở hầu khắp các đô thị, vùng nông thôn. Trong số đó có nhiều cơ sở hoạt động chui, biến tướng trở thành nơi chứa chấp, tiêu thụ tài sản không rõ nguồn gốc, thậm chí tín dụng đen... hệ lụy khó lường. TP Thanh Hóa là nơi tập trung đông nhất DVCĐ với trên 103 cơ sở, nhất là khu vực gần trường đại học, cao đẳng, bệnh viện. Phần nhiều cơ sở DVCĐ rút gọn thủ tục cầm cố, định giá hàng cầm với giá trị rất thấp, nhưng lãi suất cao. Nên nếu khách không đến chuộc, hoặc chuộc quá thời hạn, chủ cơ sở còn bán được giá khi thanh lý hàng quá hạn...

Cách đây không xa, ngày 22/12/2018, Công an TP Thanh Hóa đã ra quân kiểm tra hành chính đối với 32 điểm kinh doanh dịch vụ tài chính, cầm đồ của 5 công ty đóng trên địa bàn. Sau khi khám xét các cơ sở này đều không đủ điều kiện, phải đóng cửa, gỡ bảng hiệu, dừng hoạt động kinh doanh.

Một cửa hàng DVCĐ ở vùng nông thôn Nga Sơn, Thanh Hóa (ảnh minh họa).

Đại úy Phạm Văn Dũng - Đội phó đội Quản lý hành chính về TTXH Công an huyện Tĩnh Gia, cho biết, toàn huyện hiện có 79 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Riêng năm 2018 lực lượng chức năng đã tổ chức, kiểm tra hướng dẫn các quy định, điều kiện ANTT 232 lượt cơ sở, phát hiện 51 trường hợp vi phạm. Các cơ sở này phần lớn bảo quản tài sản cầm cố không đúng vị trí quy định, không thực hiện các quy định đầy đủ về ANTT, không giấy chứng nhận đủ điều kiện ANTT...

Cũng trong thời gian qua, lực lượng Công an huyện Thọ Xuân tiến hành phối hợp các ban, ngành kiểm tra 5 công ty tài chính núp bóng hình thức kinh doanh cầm đồ, đề xuất xử phạt gần 50 triệu đồng, truy thu 25 triệu đồng tiền thuế, bảo hiểm...

Một lãnh đạo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH (Công an tỉnh Thanh Hóa), cho hay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT theo Quy định Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ. Tuy nhiên, một số cơ sở hoạt động với vỏ bọc là dịch vụ cầm đồ, thực chất là cho vay nặng lãi với hình thức vay thế chấp, tín chấp, trả góp lãi suất cao. Khi khách hàng không đủ sức gánh trả, ngay lập tức sẽ bị xử lý theo “luật rừng”. Loại hình kinh doanh này thường vi phạm một số lỗi như: cầm cố tài sản không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản; cầm đồ cho vay với lãi suất cao; cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo;... Trong khi lực lượng địa phương còn mỏng, việc kiểm tra thường không thường xuyên.

Thiết nghĩ, để chấn chỉnh hoạt động dịch vụ cầm đồ, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động này liên tục, thường xuyên, đồng thời có những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở kinh doanh không phép, biến tướng...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]