(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê, chỉ tính từ 16/11/2018 đến 15/3/2019, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 25 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó có 5 vụ hiếp dâm trẻ em; 4 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi; 11 vụ giao cấu và cưỡng dâm đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; 5 vụ dâm ô với người dưới 16 tuổi. Đa số trẻ em bị hiếp dâm chủ yếu là ở vùng miền núi dân tộc (chiếm từ 70 - 80% số vụ). Trong đó 50% đối tượng phạm tội hiếp dâm là những người có mối quan hệ với gia đình nạn nhân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm xâm hại trẻ em

Theo số liệu thống kê, chỉ tính từ 16/11/2018 đến 15/3/2019, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 25 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó có 5 vụ hiếp dâm trẻ em; 4 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi; 11 vụ giao cấu và cưỡng dâm đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; 5 vụ dâm ô với người dưới 16 tuổi. Đa số trẻ em bị hiếp dâm chủ yếu là ở vùng miền núi dân tộc (chiếm từ 70 - 80% số vụ). Trong đó 50% đối tượng phạm tội hiếp dâm là những người có mối quan hệ với gia đình nạn nhân.

Để đấu tranh với loại tội phạm hiếp dâm, lực lượng chức năng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Bởi, hầu hết số vụ xâm hại tình dục trẻ em là do quá trình nắm tình hình, đấu tranh, cơ quan chức năng phát hiện được. Rất ít vụ việc trực tiếp gia đình nạn nhân hoặc nạn nhân tố giác, tố cáo. Qua đấu tranh cho thấy, thường các vụ xâm hại tình dục trẻ em khi người thân và gia đình phát hiện, hai bên (bị hại và đối tượng gây ra) đã tự giải quyết, khi không thoả hiệp được mới trình báo cơ quan chức năng; một số vụ việc cơ quan công an gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, chứng minh tội phạm, bởi thời gian quá lâu các dấu vết đã mất hoặc phải chờ kết quả giám định ADN dẫn đến việc phải gia hạn điều tra nhiều lần và tạm đình chỉ điều tra vụ án do không đủ căn cứ.

Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xâm hại trẻ em,Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó trọng tâm là thực hiện Đề án về đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến xâm hại phụ nữ, trẻ em; đồng thời phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên và các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; cảm hóa giáo dục, quản lý người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư...

Lực lượng công an tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh.

Riêng lực lượng công an đã liên tục tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, trong đó tập trung điều tra làm rõ và phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân và toà án nhân dân các cấp tổ chức xét xử nghiêm minh trước pháp luật đối với các vụ việc xâm hại tình dục, hiếp dâm trẻ em. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an 27 huyện thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động nắm tình hình hoạt động của tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em; tăng cường công tác quản lý, gọi hỏi, răn đe số đối tượng có tiền án, tiền sự về xâm hại tình dục trẻ em, thanh thiếu niên hư hỏng, có lối sống không lành mạnh, lệch chuẩn có nguy cơ thực hiện hành vi xâm hại; Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, thực hiện “Hướng dẫn công tác phòng ngừa nghiệp vụ; tiếp nhận, giải quyết tin báo, kiến nghị, khởi tố về xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi”; phối hợp với lực lượng chức năng, các ngành, các cấp, nhất là ngành giáo dục, văn hóa, lao động tổ chức tốt công tác phòng ngừa xã hội, giáo dục, quản lý trẻ em, học sinh và thanh thiếu niên, huy động gia đình, nhà trường, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.

Cũng theo Trung tá Nguyễn Xuân Toán Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa: Để đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, bên cạnh nỗ lực của lực lượng chức năng, cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu ban hành pháp luật xuất phát từ tình hình thực tiễn để bổ sung các quy định pháp luật về loại tội phạm này cho phù hợp, kể cả độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, xem xét cả hành vi bao che không cung cấp, dung túng... gây cản trở công tác điều tra. Cùng với đó, cần xem xét, đề nghị Luật Giám định tư pháp sớm bổ sung quy định việc trưng cầu giám định pháp y về xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là việc cần phải được thực hiện nhanh, khẩn trương trong thời gian ngắn nhất, để tạo thuận lợi cho việc điều tra; quy định chặt chẽ hơn quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cũng như chế tài đối với họ khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không có mặt trong các buổi lấy lời khai, thẩm vấn hoặc từ chối giám hộ...

Mai Hà


Mai Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]