(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau 9 năm đi vào hoạt động, mô hình "Doanh nhân với an ninh trật tự" đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Nga Sơn đánh giá cao. Đóng góp vào mô hình này, Công an huyện Nga Sơn giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối các đơn vị liên quan, doanh nghiệp với người lầm lỗi trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công an Nga Sơn: Làm theo lời Bác từ những việc làm thiết thực

(VH&ĐS) Sau 9 năm đi vào hoạt động, mô hình "Doanh nhân với an ninh trật tự" đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Nga Sơn đánh giá cao. Đóng góp vào mô hình này, Công an huyện Nga Sơn giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối các đơn vị liên quan, doanh nghiệp với người lầm lỗi trong công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Việc khởi nghiệp từ người lầm lỗi trở về

Gặp giám đốc Trần Sùng trong ngôi nhà nhỏ khiêm tốn của anh ở thị trấn Nga Sơn, không khỏi hối hận khi nhớ lại nhưng ngày phải ở tù vì lí do tiêu thụ tiền giả. Sau 7 năm chịu án phạt tù anh được mãn hạn sớm vì cải tạo tốt. Năm 2011 anh xây dựng gia đình với chị Trương Thị Tuyết và nay đã có 1 con trai 4 tuổi, cuộc sống gia đình hạnh phúc. Hiện Công ty TNHH đầu tư xây dựng hạ tầng Tuấn Thành nơi anh là giám đốc, mỗi năm cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng, đang tạo việc làm cho 35 lao động, trong đó có cả lao động có hoàn cảnh giống anh với mức lương ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Có thể nói nhờ bắt kịp được với mô hình “Doanh nhân với ANTT” của công an huyện mới thành lập nên anh đã được vay vốn, tạo việc làm và đã thành lập được công ty phát triển ổn định, chủ yếu là đầu tư làm đá ốp lát, đá hoa cương, đá Gramit, đá mát cung cấp cho các công trình và xây dựng nhà dân. Anh chia sẻ: Mô hình doanh nhân đã tạo cho con người ta có ý thức về pháp luật, tự tin trong cuộc sống, chấp nhận sự thật để vươn lên xóa đi khoảng cách, gắn kết, hòa đồng giữa con người và xã hội. Mô hình này cũng đã tạo cơ hội cho nhiều người có hoàn cảnh như Sùng được vay vốn phát triển kinh tế trở thành người có ích cho xã hội như: Trình Xuân Lợi (Nga Nhân), Phạm Văn Bường (Nga An) và Nguyễn Văn Doanh ở Nga Thủy.

Trần Văn Sùng đang hướng dẫn công nhân xây dựng khuôn viên vỉa hè trung tâm văn hóa hội nghị huyện Nga Sơn.

Được biết “Mô hình doanh nhân với ANTT” được thành lập từ năm 2008. Kinh phí ban đầu hơn 300 triệu đồng, nay đã hơn 800 triệu đồng. Kinh phí do ban liên lạc doanh nhân quản lý, dành 20% khen thưởng, 80% như quỹ tín dụng cho người lầm lỗi vay vốn. Nguồn quỹ không dùng để cho mà cho vay để giúp được nhiều lượt người làm lỗi thoát nghèo. Mô hình này có sự phối hợp giữa công an, Hội doanh nhân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Công an là người quyết định cho đối tượng vay, doanh nhân cấp vốn, ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thác giải ngân. Tiền vay được giao trực tiếp cho thân nhân đối tượng, công an trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn, nức vay quỹ từ 10 - 30 triệu đồng có thời gian 2 năm, lãi suất 0,5%. Phó Công an huyện - Thượng tá Phạm Văn Binh cho biết: sau 9 năm hoạt động, mô hình đã tạo cho 200 lượt người được vay vốn. Mô hình đã phát huy hiệu quả bởi các đối tượng được vay đã sử dụng đồng vốn tạo ra việc làm cho chính mình và người thân, đến hạn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Bên cạnh đó mô hình còn phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện giới thiệu đào tạo nghề cho các đối tượng và tổ chức đi tham quan, thăm hỏi động viên gặp mặt các đối tượng hằng năm là người địa phương vi phạm pháp luật đã mãn hạn tù trở về. Đây cũng là cách làm giúp họ trong việc chấp hành pháp luật, tích cực sản xuất. Ngoài ra quỹ còn hỗ trợ cho họ những thủ tục hành chính như cấp tạm vắng, tạm trú, chứng minh thư hoặc thẻ căn cước…

Ý nghĩa thực tiễn và mô hình cần được nâng rộng

Nga Sơn là nơi từng có “điểm nóng” đầu tiên trong tỉnh: dịch hụi, số đề, tội phạm và tệ nạn xã hội phức tạp. Toàn huyện có trên 300 người có tiền án, tiền sự; hàng năm có khoảng 40 người được tha tù, tỷ lệ người tái phạm tội có thời điểm lên đến gần 50%. Một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm và tái phạm tội là sự nghèo túng, thiếu việc làm và sự kì thị của xã hội, đồng thời thiếu điều kiện cần thiết để hòa nhập cuộc sống như tiền vốn, việc làm, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Với ý nghĩa đấy mà đề án “doanh nhân với ANTT” đã ra đời.

Là đơn vị giải ngân, Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện - ông Đặng Ngọc Hoàn chia sẻ: Để giải quyết tận gốc vấn đề, tạo cho những người lầm lỗi từ tình thương, niềm tin vào cuộc sống, có việc làm, thu nhập để ổn định cuộc sống đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành vào cuộc. Theo đó UBND các xã đã tạo điều kiện về đất đai: cho đấu thầu, định hướng sản xuất các loại hàng hóa, cây con giám sát quá trình sử dụng vốn. Hoạt động của mô hình mang tính nhân văn sâu sắc, vì thế những đối tượng sau cải tạo trở về địa phương họ cần được sự thông cảm, sẻ chia, tình thương của cộng đồng.

Để mô hình hoạt động mang tính bền vững hơn trước hết cần có sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, doanh nhân trong đó lực lượng nòng cốt là công an, hội doanh nhân và ngân hàng chính sách xã hội. Phải đặt chữ tâm lên hàng đầu, từng bước xóa bỏ mặc cảm với người lầm lỗi, để cộng đồng xã hội thấy được không chỉ đơn thuần là giúp đỡ mà là sự chung tay xây dựng xã hội lành mạnh, ổn định và phát triển. Từ đó biết khai thác những mặt tích cực, hướng thiện của người lầm lỗi để họ đứng dậy, vươn lên…

Chính những việc làm trên, công an huyện Nga Sơn và các đơn vị liên quan của mô hình “doanh nhân với ANTT” đã làm tốt lời dạy của Bác về giáo dục và cảm hóa những người làm lỗi: Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]