(vhds.baothanhhoa.vn) - Cốt cách người xứ Thanh sẽ góp phần đưa nông thôn mới của Thanh Hóa về đích với nhiều đặc sắc và khác biệt. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 đã nói đại ý như vậy tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

Cốt cách người xứ Thanh trong xây dựng nông thôn mới

Cốt cách người xứ Thanh sẽ góp phần đưa nông thôn mới của Thanh Hóa về đích với nhiều đặc sắc và khác biệt. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 đã nói đại ý như vậy tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

(Ảnh tư liệu)

Đặc biệt, Bộ trưởng cho biết truy cập vào mục Chương trình OCOP trên Cổng Thông tin điện tử nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa ông rất ấn tượng với những tiêu đề bài viết gợi lên bao cảm xúc như: “Cả làng phết quệt làm bánh đặc sản tương truyền xưa kia Bà Triệu dùng để khao quân”; “Sản phẩm nước mắm truyền thống với lời nhắn gửi tinh túy từ biển mẹ” hay “Sản phẩm rau má - sâm của người xứ Thanh”… Bộ trưởng khuyến nghị những câu chuyện dung dị gắn với tích xưa, chuyện cũ trên mảnh đất xứ Thanh như thế cần được “thổi hồn” để từng sản phẩm nông nghiệp, từng làng quê nông thôn có thêm sức sống mới, tạo dựng giá trị mới.

Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới không chỉ dừng lại ở các mô hình phát triển sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, mà hơn thế còn phải hướng đến xây dựng nông thôn hài hòa, giàu bản sắc… Và để cùng nhau kiến tạo những không gian phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian tới như mục tiêu đặt ra, bên cạnh nguồn lực vật chất, cần phải có “nguồn lực mềm” đó là văn hóa. Văn hóa sẽ giúp cố kết các cộng đồng dân cư, tăng cường sức mạnh đưa làng quê cùng thay đổi trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Văn hóa Thanh Hóa có chiều sâu, người dân có cốt cách, điều đó đã được khẳng định trong lịch sử, chúng ta cũng đã từng bước vận dụng và hãy tiếp tục phát huy, xem đó như một lợi thế để đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tại Hội thảo văn hóa năm 2022 tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh, vị tư lệnh ngành nông nghiệp cũng đã đề xuất bên cạnh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần có Chương trình MTQG về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, nhằm cụ thể hóa Luật Di sản văn hóa và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Theo như quan điểm mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa ra đó là, mỗi địa phương cần tạo ra khác biệt trong xây dựng nông thôn mới, tránh sự máy móc, khuôn mẫu; và sự khác biệt mà ông khuyến nghị đối với Thanh Hóa là hãy đưa ra nhiều sáng kiến, cách làm khác biệt, đặc sắc hơn nữa từ chính cốt cách, tâm hồn của người xứ Thanh.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]