(vhds.baothanhhoa.vn) - Hồi còn công tác ở Hội Nhà báo tỉnh có một lãnh đạo cấp huyện gọi điện nhờ tôi nói với một nhà báo để họ không đặt lịch làm việc với anh nữa. Tôi hỏi anh có làm sai gì không, địa phương có vấn đề gì khuất tất không, anh trả lời không có. Tôi nói rằng, thế thì việc gì anh phải sợ, cứ mở cửa ra đón báo chí vào, đẩy mạnh truyền thông, để chủ trương, việc làm của các anh đến với Nhân dân, như thế có tốt hơn không. Anh ừ a rồi cúp máy. Sau đó tôi biết anh đã chọn cách khác tế nhị hơn.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách

Hồi còn công tác ở Hội Nhà báo tỉnh có một lãnh đạo cấp huyện gọi điện nhờ tôi nói với một nhà báo để họ không đặt lịch làm việc với anh nữa. Tôi hỏi anh có làm sai gì không, địa phương có vấn đề gì khuất tất không, anh trả lời không có. Tôi nói rằng, thế thì việc gì anh phải sợ, cứ mở cửa ra đón báo chí vào, đẩy mạnh truyền thông, để chủ trương, việc làm của các anh đến với Nhân dân, như thế có tốt hơn không. Anh ừ a rồi cúp máy. Sau đó tôi biết anh đã chọn cách khác tế nhị hơn.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách

Nhìn chung, tâm lý của những vị lãnh đạo như anh thường sợ nhà báo và cơ quan báo chí, nên không muốn tiếp xúc. Trong khi những việc họ làm, địa phương họ đang thực hiện khá tốt, nếu được truyền thông đúng cách, thì hiệu quả còn được nhân lên. Tiếc là vì tâm lý sợ báo chí không nêu cái tốt mà lại khai thác những góc khuất trong lãnh đạo, điều hành, nên thường né tránh.

Lần khác có một người quen cũng gọi điện hỏi cách ứng xử với báo chí như thế nào cho đúng. Tôi đã cung cấp cho anh những văn bản quy định về việc tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng những tài liệu ấy đã không được anh ngó ngàng đến, khi nhà báo gõ cửa, anh lại gọi điện hỏi.

Đã có rất nhiều văn bản, tài liệu thuộc lĩnh vực truyền thông, báo chí được Nhà nước ban hành, thì vẫn còn đó những cán bộ lơ mơ về việc này. Có cảm giác không chỉ một hai cơ quan, mà khoảng trống trong truyền thông chính sách đang tồn tại ở nhiều nơi.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách: Nhận thức - hành động - nguồn lực diễn ra cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ: Truyền thông chính sách có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Làm tốt truyền thông chính sách sẽ mở ra nguồn lực, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực thi chính sách.

Chính phủ đã rất nỗ lực đổi mới công tác truyền thông chính sách, tuy nhiên kết quả bước đầu của việc đổi mới chủ yếu vẫn tập trung tại các cơ quan đầu não ở Trung ương. Thậm chí, một số cơ quan, đơn vị còn chưa biết cách làm công tác này. Năng lực giải thích, diễn giải cụ thể chính sách, quy định của một số cơ quan Nhà nước để người dân hiểu và chủ động tuân thủ còn hạn chế. Việc chủ động tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí ở một số cơ quan hành chính địa phương vẫn được coi là việc khó, dẫn đến báo chí gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn thông tin chính thống để truyền thông chính sách.

Ngày 21-3-2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về tăng cường công tác truyền thông chính sách, tiếp tục khẳng định đây là nhiệm vụ, chức năng quan trọng của cơ quan hành chính Nhà nước. Đồng thời yêu cầu phải chủ động đổi mới phương thức truyền thông, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí và người dân; quan tâm bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách. Hy vọng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác truyền thông chính sách, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách, hạn chế được tình trạng khủng khoảng truyền thông.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]