(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều lễ hội, chương trình văn hóa dịp Tết Quý Mão 2023 đã được triển khai và tổ chức ở nhiều tỉnh thành phố. Nhiều lễ hội lớn đã được các địa phương ra thông báo cụ thể như: Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày mùng 4 tháng ba âm lịch, Lễ hội Khai ấn đền Trần tại Nam Định sẽ được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng... ngoài ra là các lễ hội đền Sóc, Yên Tử, Tây Yên Tử, Côn Sơn Kiếp Bạc...

Đưa văn hóa Thái đến “Tết Việt - Tết phố”

Nhiều lễ hội, chương trình văn hóa dịp Tết Quý Mão 2023 đã được triển khai và tổ chức ở nhiều tỉnh thành phố. Nhiều lễ hội lớn đã được các địa phương ra thông báo cụ thể như: Lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày mùng 4 tháng ba âm lịch, Lễ hội Khai ấn đền Trần tại Nam Định sẽ được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng... ngoài ra là các lễ hội đền Sóc, Yên Tử, Tây Yên Tử, Côn Sơn Kiếp Bạc...

Đưa văn hóa Thái đến “Tết Việt - Tết phố”

Các lễ hội này là sinh hoạt văn hóa, tâm linh tồn tại và được duy trì trong đời sống của cộng đồng từ nhiều thế kỷ. Đặc biệt, giữ gìn, duy trì các lễ hội cũng là cách đẩy mạnh việc quảng bá bản sắc của các địa phương, dân tộc, đồng thời là cơ hội để các địa phương - và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ từ đó thu về nguồn lợi, phát triển kinh tế - xã hội.

6 năm qua, chương trình hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân với tiêu đề “Tết Việt - Tết phố” đã tổ chức mỗi năm một chủ đề khác nhau để tạo sự hấp dẫn và giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa. Lễ khai mạc năm 2021 được đánh giá là lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia đông đảo của các nghệ nhân, nghệ sĩ ở khắp ba miền.

Lần đầu tiên tham gia sự kiện này, đồng bào Thái ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) hân hoan chờ đợi. Mang bản sắc văn hóa Thái xuống phố, mà lại là phố ở giữa trung tâm thủ đô, các cô gái Thái ở bản Bút không khỏi bỡ ngỡ.

Cũng phải thôi, lần đầu tiên tham gia một lễ hội, đội văn nghệ của bản gồm 16 thành viên đặt chân đến thủ đô, trình diễn 4 tiết mục. Gây ấn tượng với người dân thủ đô, những cô gái Thái trong trang phục rực rỡ trình diễn những điệu xòe khiến nhiều người ngạc nhiên.

Ngoài các thành viên Đình làng Việt đã từng đặt chân đến bản Bút vào năm 2020 thì rất ít người dân nghe và biết đến một bản đồng bào Thái xa xôi trên vùng đất miền núi Quan Hóa xứ Thanh. Còn những cô gái Thái sau cái bỡ ngỡ ban đầu khi đứng giữa đường phố thủ đô biểu diễn, họ lại nuối tiếc.

Bởi một số đoàn bên cạnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật “Giao lưu diễn xướng âm nhạc truyền thống các vùng miền”, các đoàn nghệ thuật tỉnh Hải Phòng, Phú Thọ còn có cả các gian hàng giới thiệu sản vật, văn hóa truyền thống của địa phương... Trong khi ở Quan Hóa, ngoài lời ca tiếng hát, điệu múa, còn có nhiều địa điểm du lịch cần được giới thiệu với du khách, những món ăn đặc trưng hấp dẫn mời gọi du khách hãy một lần đặt chân tới với mảnh đất này.

Cảm xúc tiếc nuối là có thật, bởi sau rất nhiều nỗ lực, các cô gái Thái bản Bút mới có thể xuống phố, nhưng họ lại bỏ qua cơ hội giới thiệu đến không chỉ người dân thủ đô mà còn người dân khắp 3 miền đất nước về các nghi lễ truyền thống ngày tết, về kỹ thuật thêu dệt, cách mà họ gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa Thái trong đời sống hiện đại.

Từ câu chuyện của bản Bút đến “Tết Việt - Tết phố” phần nào giúp chúng ta hiểu rằng, có đi ra mới biết cách thức truyền thông về văn hóa và du lịch của các địa phương trong tỉnh đang thiếu, yếu và chưa được đầu tư. Cơ hội để du lịch bản Bút nói riêng, du lịch xứ Thanh còn rất nhiều, nhưng nếu không biết tận dụng việc truyền thông, không tự quảng bá cho chính mình thì sẽ rất lâu chúng ta mới có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thanh Hóa.

Huyền Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]