(vhds.baothanhhoa.vn) - Trưa 31-12-2022, em Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để nhặt phế liệu. Lúc đi qua công trình đang thi công, em lọt xuống cọc bê tông rỗng bên trong, đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.

Giấc mơ về những điều tốt đẹp

Trưa 31-12-2022, em Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để nhặt phế liệu. Lúc đi qua công trình đang thi công, em lọt xuống cọc bê tông rỗng bên trong, đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.

Giấc mơ về những điều tốt đẹp

Toàn cảnh giải cứu bé Hạo Nam tính tới sáng 4-1-2023 (Nguồn: nhandan.com.vn)

Vụ việc bé trai 10 tuổi rơi xuống hố trụ bê tông hơn 75 giờ khiến tất cả mọi người hồi hộp chờ đợi một phép màu. Trong những ngày qua, lực lượng cứu hộ đã phải sử dụng nhiều phương án khác nhau để cứu bé trai, nhưng việc cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn do địa chất, địa hình; phương tiện tham gia cứu phải điều động từ xa.

Cũng bởi quá chờ đợi mà mỗi người lại trở thành một chuyên gia giải pháp. Chúng ta còn nhớ, năm 2018, vụ các bạn nhỏ trong đội bóng Thái Lan bị kẹt trong một hang động, đã gây sự bàn cãi khá rộng và kéo dài, lan ra thế giới, từ các đội cứu nạn chuyên và không chuyên, đến cả các nhà xã hội và giáo dục. Tham gia tranh cãi, hiến kế là hơn vài chục ngàn bài báo và mạng xã hội, lôi cuốn hơn 10.000 người tham gia, 100 cơ quan của Chính phủ Thái Lan, 900 quan chức, 200 binh lính… Và nhiều những câu chuyện khác như vụ du khách Đức mất tích 11 ngày ở một hang động (2014), vụ giải cứu 11 công nhân bị kẹt mỏ vàng ở Nam Phi (2014), giải cứu thợ mỏ ở Peru (2012)… kể cả chuyện chuyến bay MH370 mất tích bí ẩn của Malaysia, vụ tàu ngầm bị nạn của Nga ngoài khơi Na Uy (2010), cuối cùng 118 thủy thủ không ai sống sót…

Bên cạnh những phương án được đưa ra bàn luận là những dự đoán, khi những bi kịch như vậy xảy ra, ai cũng mong nạn nhân sẽ được ứng cứu kịp thời để có thể giữ được tính mạng.

Đã có ý kiến cho rằng, người ngoài quá nhiều chuyện và thường tỏ ra khôn ngoan bằng cách ngồi nhà bịa ra, nghĩ ra đủ các phương pháp cứu hộ. Tôi cho chuyện “bàn dân thiên hạ” cũng là bình thường. Mỗi người một kiến thức, một chuyên môn, nếu hiểu theo hướng tích cực thì đó là những lời khuyên, là kinh nghiệm lướt web. Và cũng có thể lẫn yếu tố tiêu cực, nhưng đó là điều khó ngăn chặn.

Vụ việc với cậu bé 10 tuổi đến thời điểm này mọi cấp, ngành và những người tham gia cứu hộ đã cố gắng hết sức. Chỉ là nó hy hữu và chưa có tiền lệ để rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra phương án nhanh nhất. Những người theo dõi vụ việc chỉ còn biết cầu nguyện. Mỗi người một cách nhìn nhận sự việc, có người tỉnh táo hơn, có người lại chờ đợi viết tiếp câu chuyện cổ tích. Đó là phản ứng rất bình thường và có thể chấp nhận được. Còn hơn là nhìn thấy một ai đó gặp sự cố, thấy tai nạn ngay trước mắt mà chúng ta chọn cách lặng im, không bàn cãi, không quan tâm và vô cảm lướt đi vì không phải chuyện của mình.

Dẫu biết hy vọng quá mong manh, đã có tiên lượng xấu… nhưng rồi ai cũng chờ đợi một phép màu sẽ đến với cháu bé. Cuộc sống có thể không phải là câu chuyện cổ tích, cuộc sống có những phũ phàng, đớn đau nhưng rồi chúng ta vẫn phải nhìn về phía trước để bước tiếp, hoặc chí ít để chờ đợi và nỗ lực làm những điều tốt đẹp.

Huyền Chi


Huyền Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]