(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau thời gian dài nhà hát phải đóng cửa do dịch bệnh COVID-19, thời gian gần đây nhiều sân khấu đã sáng đèn trở lại. Nghệ sĩ vui, lãnh đạo nhà hát vui, nhưng sau ánh đèn màu vẫn là những “khoảng tối” cố hữu.

"Khoảng tối" ở nhà hát

Sau thời gian dài nhà hát phải đóng cửa do dịch bệnh COVID-19, thời gian gần đây nhiều sân khấu đã sáng đèn trở lại. Nghệ sĩ vui, lãnh đạo nhà hát vui, nhưng sau ánh đèn màu vẫn là những “khoảng tối” cố hữu.

“Khoảng tối” ở nhà hát

(Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: Internet)

Một lãnh đạo cơ quan quản lý văn hóa mà tôi quen biết từng thừa nhận hiệu quả từ một số sân khấu đem lại chưa thật sự như mong muốn, nhưng vẫn buộc phải tổ chức để còn có cơ sở bảo vệ kinh phí cho năm sau. Có những đêm diễn hơn một nửa nhà hát là học sinh theo diện huy động từ các nhà trường. Người lớn chủ yếu là khách mời từ cơ quan chức năng.

Nhà hát sáng đèn để phục vụ công chúng, nhưng ai sẽ sắm vai công chúng đúng nghĩa để hưởng thụ các giá trị nghệ thuật mà ê kíp sáng tạo từ biên kịch, đạo diễn, diễn viên, nhạc công đã phải đổ mồ hôi, công sức để sáng tạo ra?

Dĩ nhiên khán giả nào cũng tốt cả, nhưng rõ ràng khán giả phải phù hợp với nội dung, tư tưởng của vở diễn, thì vở diễn mới phát huy tốt nhất giá trị. Liệu những khán giả ở lứa tuổi học sinh có thể cảm nhận hết được giá trị nghệ thuật từ những lời thoại, vũ đạo, âm nhạc trên sân khấu không?

Có những vở diễn nhà hát phải đầu tư rất nhiều kinh phí để tham gia hội diễn, liên hoan, và dĩ nhiên sau khi “thi thố”, thì cái đích cuối cùng vẫn phải là phục vụ công chúng. Nhưng với sự èo ọt của không ít nhà hát, đơn vị nghệ thuật, thì bao lâu mới đạt được con số về khán giả như trước khi xây dựng vở diễn nhà hát đã bảo vệ kế hoạch với cơ quan quản lý tài chính.

Đến giờ tôi vẫn nhớ một giám đốc nhà hát từng than vãn rằng, nếu sử dụng kịch bản cũ và đạo diễn làng nhàng thì khó để mà có huy chương được. Vài lần như thế là “lụt”. Vậy nên, khó nhưng gần như đơn vị nghệ thuật nào cũng phải cậy nhờ quan hệ để mời được đạo diễn thuộc hàng “sao số”. Những đạo diễn như thế thù lao không phải ít.

Đầu tư cho nghệ thuật là sự đầu tư đáng giá. Thế nhưng buồn ở chỗ, không phải khán giả nào cũng thấu cảm và chia sẻ điều đó. Trên sân khấu, mỗi vở diễn đều mang theo thông điệp riêng cho lứa tuổi, đối tượng, nhưng tiếc là có những chiếc ghế ở nhà hát đang bị ngồi nhầm chỗ.

Những năm gần đây đã có thêm nhiều sân khấu ra đời. Có những hội diễn, liên hoan, vở diễn được đầu tư kinh phí lớn, tuy nhiên hiệu quả thì chưa như mong muốn. Khi các chương trình giải trí trên truyền hình phát triển mạnh mẽ, thì sân khấu truyền thống khó cạnh tranh cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lợi thế của sân khấu truyền thống không phải không có, cái thiếu là không ít người làm nghệ thuật truyền thống vẫn nặng tư duy chỉ cần sân khấu sáng đèn, nhà hát kín nghế, xem như đã thành công.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]