(vhds.baothanhhoa.vn) - Tính đến nay thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon (Hàn Quốc) đã lên tới con số 156 người, để lại sự tang thương cho nhiều người, nhiều gia đình và đất nước.

Lễ hội và những rủi ro

Tính đến nay thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon (Hàn Quốc) đã lên tới con số 156 người, để lại sự tang thương cho nhiều người, nhiều gia đình và đất nước.

Lễ hội và những rủi ro

Lễ hội với sự tham gia của hơn 100.000 người đã trở thành đêm đen tối của Hàn Quốc. (Ảnh nguồn: internet).

Quận Itaewon ở trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc là một địa điểm tiệc tùng sôi động, đặc biệt là ban đêm, với những con hẻm nhỏ uốn lượn quanh một ngọn đồi dốc cùng nhiều quán bar, nhà hàng. Có hơn 100.000 người đã đổ về khu vực này để ăn mừng lễ hội Halloween.

Đêm lễ hội Halloween kinh hoàng ấy bắt đầu từ sự say mê thần tượng của giới trẻ. Không khí lễ hội dễ dàng cuốn con người ta hòa nhập, vui vẻ, thăng hoa, đến nỗi điên cuồng. Người ta không chết vì nguyên nhân ban đầu, mà chết vì hậu quả của sự sợ hãi. Có thể chỉ do gói hành lý rớt ra khỏi xe, tiếng pháo hay chiếc bóng điện nổ, một vật lạ rơi, một nhóm cãi nhau, thậm chí một tiếng hét cũng biến thành nỗi sợ tập thể. Bởi thế nhiều vụ chết người số lượng lớn đã diễn ra trong lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, đại nhạc hội rock ở Anh, Mỹ...

Lễ hội Halloween được cho là du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 20 năm trước và dần trở nên phổ biến, nhất là trong giới trẻ.

Cách đây khoảng 10 ngày, nếu chỉ thử lướt qua một vòng trên mạng xã hội sẽ nhận được rất nhiều lời mời tham gia lễ hội Halloween với những hình ảnh kinh dị, “khoe” cảnh hóa trang rùng rợn. Ngoài ra, các tụ điểm, quán xá, cửa hàng, thậm chí cơ sở giáo dục ngoài công lập, các trung tâm Anh ngữ cũng tổ chức chương trình, cuộc thi “Đám cưới ma/Spooky Wedding”, “Những bóng ma"...

Dù ban đầu không đồng ý cho con tham dự, nhưng cuối cùng tôi vẫn bị thuyết phục vì cả lớp ai cũng đã đăng kí, vì đây là hoạt dộng kỹ năng sống. Tôi dẫn con gái đi mua bộ trang phục màu đen kịt, rồi mặt nạ, hết tổng gần 300.000 đồng, đó là còn chưa kể tiền hóa trang.

Đêm hội Halloween của các con chỉ với vài trăm người tham gia, các con vui vẻ, nhưng cá nhân tôi cũng không khỏi lo lắng. Một hội chứng đám đông, mặt nạ và mặt người, báo động giả và báo động thật lẫn lộn, bọn trẻ học được gì từ điều đó. Nếu đơn thuần là vui chơi thì thiếu gì trò nhẹ nhàng, hấp dẫn và mang giá trị nhân văn? Hà cớ gì phải máu me và mặt nạ?

Halloween là lễ hội văn hóa có nguồn gốc từ Kitô giáo, được tổ chức để tưởng nhớ các vị thánh, các vị tử đạo và tín hữu trung kiên đã qua đời theo phong cách hài hước, và để con người không còn sợ hãi cái chết. Đây cũng là dịp để giáo dục con người tránh xa những điều xấu, không nên chơi đùa với “ma quỷ” - những đức tính ác, xấu xa, lừa lọc. Tuy nhiên, khi lễ hội trở thành mục tiêu kinh doanh, trò chơi càng ngày càng có xu hướng bạo lực, con người ngày càng ưa thích sự mạo hiểm thì rủi ro càng cao, sự lạnh lùng càng lớn, sự vô cảm lại càng không ít.

Bởi thế mới có chuyện trong “biển người" nơi con hẻm ở Itaewon, bên cạnh hàng trăm người bị chết do giẫm đạp, là hàng nghìn thanh niên khác ở ngay gần đó, vẫn tiếp tục nhún nhảy theo điệu nhạc, trong ánh sáng quay cuồng của đèn laser và đèn xe cấp cứu.

Thảm họa kinh hoàng này không chỉ là ngày quốc tang của Hàn Quốc, mà còn là nỗi buồn đau ám ảnh cả thế giới, cũng là bài học cho các cơ quan quản lý và tổ chức lễ hội.

Lễ hội vui thì vui thật, nhưng một hiệu ứng hoảng loạn đám đông cũng sẽ biến lễ hội mang màu tang tóc.

CHI ANH


CHI ANH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]