(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ hỗ trợ, đón công dân từ các tỉnh, thành có dịch về quê, Thanh Hóa còn có chính sách giải quyết việc làm cho họ. Một Tiểu ban An sinh xã hội, việc làm, đảm bảo lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết đã được thành lập trực thuộc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh.

Một tầm nhìn xa

Không chỉ hỗ trợ, đón công dân từ các tỉnh, thành có dịch về quê, Thanh Hóa còn có chính sách giải quyết việc làm cho họ. Một Tiểu ban An sinh xã hội, việc làm, đảm bảo lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết đã được thành lập trực thuộc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh.

Một tầm nhìn xa

(Ảnh minh họa).

Tiểu ban này được thành lập cùng 4 tiểu ban khác để tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, theo phương châm: “Thần tốc, mạnh mẽ, nghiêm ngặt các giải pháp và cương quyết, ngăn chặn, đẩy lùi, hạn chế tối đa số người nhiễm, phấn đấu không để dịch lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh”. Trong đó, nhiệm vụ giải quyết việc làm là một chủ trương mới trong các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Thanh Hóa.

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề giải quyết việc làm trong thời kỳ cả nước chung tay chống dịch được đưa ra. Từ đầu tháng 8-2021, khi đến thăm, kiểm tra, chỉ đạo tại các khu cách ly trên địa bàn huyện Nông Cống, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trong Hưng đã đề nghị huyện bên cạnh tập trung đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cần tìm hiểu nhu cầu việc làm của lao động trở về từ các tỉnh, thành có dịch, đang thực hiện cách ly, để có kế hoạch giải quyết, bố trí việc làm cho họ.

Chủ trương này tiếp tục được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh học tập, quán triệt triển khai thực hiện các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, các nghị quyết, quyết định của Bộ Chính trị và các chỉ thị, kết luận của Ban Bí thư khóa XIII, diễn ra ngày 19-8.

Đồng chí đã đề nghị các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh có lao động trở về từ các tỉnh, thành có dịch tìm hiểu nhu cầu để giải quyết việc làm cho họ sau khi hết thời gian cách ly.

Việc cụ thể hóa chủ trương bằng quyết định hành chính đã tạo căn cứ pháp lý để các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động trở về nói riêng, bên cạnh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.

Đây là chính sách cần thiết, bởi Thanh Hóa có trên 330.800 người sinh sống, làm ăn ở các địa phương khác. Tính từ đầu đợt dịch thứ tư (ngày 27-4-2021) đến nay đã có hơn 166.300 người từ các tỉnh có dịch trở về địa phương. Trong số họ, chủ yếu ra đi từ những vùng quê còn gặp nhiều khó khăn.

Nhưng rồi, trở lại quê nhà họ sẽ làm gì sau thời gian hết cách ly khi ruộng đất không còn, nhiều người không có nhà cửa đang phải ở nhờ người thân. Thứ họ có là kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, nhưng bao nhiêu người sẽ trở lại nơi cũ làm việc khi dịch, bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong khi điều kiện để giải quyết việc làm cho họ đang là quá khó với chính quyền các địa phương.

Ví như tại xã Thăng Long, huyện Nông Cống có hơn 13.000 nhân khẩu thì có gần 4.000 lao động đi làm ăn xa. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, xã đã chuẩn bị tới 4 khu cách ly tập trung để phục vụ con em trở về. Nhưng là xã thuần nông, Thăng Long gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, chứ chưa nói đến giải quyết việc làm cho con em trở về.

Thế mới biết, quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động trở về địa phương là chủ trương, chính sách nhân văn của tỉnh Thanh Hóa, mà trước hết là Bí thư Tỉnh ủy, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đến các tầng lớp Nhân dân, không phân biệt người ở quê hay người trở về.

Trước đó, khi dịch diễn biến xấu, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ con em quê hương gặp khó khăn tại TP Hồ Chí Minh 5 tỷ đồng, và hỗ trợ nhiều tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở các tỉnh, thành có công dân Thanh Hóa đang làm việc, sinh sống. Nhiều huyện, thị, thành phố trong tỉnh cũng đã ủng hộ đồng bào xa quê bằng tiền và những phần quà thiết thực, ý nghĩa. Trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thì sự ủng hộ, chia sẻ đó là cả sự gom góp, chắt chiu, gói cả nhân văn, nghĩa tình của người Thanh Hóa.

Phải nhìn nhận rằng, công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm và các biện pháp phòng, chống dịch có mối quan hệ qua lại, biện chứng với nhau. Nói nôm na, giải quyết việc làm là tạo ra của cải và nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch. Ngược lại, ngăn chặn dịch bệnh lây lan sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển, tạo việc làm cho người dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Thế mới biết, bên cạnh các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch, chủ trương giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động trở về nói riêng đã thể hiện tính đúng đắn, khách quan và rất kịp thời mà không phải tỉnh, thành nào cũng sớm đề ra và thực hiện. Điều này đã khẳng định sự sáng suốt, cái tâm nhân văn, trong sáng và tầm nhìn xa của tỉnh Thanh Hóa trong lúc khó khăn.

Đỗ Đức


Đỗ Đức

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]