(vhds.baothanhhoa.vn) - Chẳng là nay 2 vợ chồng rủ nhau đi ăn đồ nướng. Bàn bên cạnh có 2 mẹ con ngồi ăn xong rồi. Đúng lúc vợ chồng vào thì chứng kiến cảnh bà mẹ đang gắp mấy miếng thịt nướng chín còn thừa vào chiếc hộp nhựa xin của quán. Còn cô con gái thì mặt hằm hằm, có phần hơi lớn tiếng: “Con đã nói mẹ bao nhiêu lần rồi, mẹ mà còn làm như này thì không bao giờ con đi ăn với mẹ nữa đâu. Mẹ xem có ai làm như mẹ không? Mẹ có nghĩ là con vô cùng xấu hổ không?.

Ngẫm về hộp thức ăn thừa của người mẹ

Chẳng là nay 2 vợ chồng rủ nhau đi ăn đồ nướng. Bàn bên cạnh có 2 mẹ con ngồi ăn xong rồi. Đúng lúc vợ chồng vào thì chứng kiến cảnh bà mẹ đang gắp mấy miếng thịt nướng chín còn thừa vào chiếc hộp nhựa xin của quán. Còn cô con gái thì mặt hằm hằm, có phần hơi lớn tiếng: “Con đã nói mẹ bao nhiêu lần rồi, mẹ mà còn làm như này thì không bao giờ con đi ăn với mẹ nữa đâu. Mẹ xem có ai làm như mẹ không? Mẹ có nghĩ là con vô cùng xấu hổ không?.

Ngẫm về hộp thức ăn thừa của người mẹ

Mang thức ăn thừa từ quán về không có gì đáng xấu hổ, lãng phí thức ăn mới là điều đáng lên án.

“Thịt vẫn ngon mà con, mang về đêm đói thì lấy ra ăn. Cũng là tiền cả chứ có gì mà ngại”, vừa nói bà mẹ vừa gắp những miếng thịt còn lại vào hộp.

Nói thêm vài câu qua lại nữa thì cô con gái bỏ đi. Để lại mẹ ngồi cặm cụi bỏ thêm một chút bánh mì bơ còn thừa vào hộp.

Buổi đi ăn hai của 2 vợ chồng lúc đầu rõ vui, tự nhiên chẳng ai bảo ai mà lòng lại chùng xuống.... Nhớ lần đi họp lớp đại học, khi tiệc sắp tàn, thấy đồ ăn còn nhiều quá mà đem bỏ thì phí, tôi đề nghị với người phục vụ cho xin cái hộp bỏ thức ăn thừa vào đó đem về. Bạn học ngồi cạnh tôi hỏi với vẻ xem thường: “Cậu vẫn đói lắm à?”. Tôi không nói gì, chỉ cười, rồi bảo: “Những thứ còn nguyên chưa dùng mà bỏ đi thì thật lãng phí”. Mấy bạn ngồi chung bàn cũng nhìn tôi như... sinh vật lạ.

Trong cuộc sống, nếu để ý chúng ta không khó để thấy được một em bé sẵn sàng vứt cái kẹo còn dang dở để tiện tay chơi trò chơi; những ông bố, bà mẹ đứng phắt dậy khi bàn thức ăn còn ngổn ngang thịt cá... Bởi với họ, một bữa ăn, một phần thức uống... là điều nằm trong khả năng. Và cũng có khi, họ nghĩ việc lấy thức ăn thừa mang về là một điều gì đó đáng xấu hổ. “Mình có tiền và mình đã chi. Mình có nghèo đói gì đâu mà phải xin gói mang về”, một người đã nói với tôi như vậy.

Có một sự sĩ diện không nhỏ để che giấu sự tự ti cũng không nhỏ của mình theo cách đó. Sợ bị đánh giá, sợ bị cho là nghèo hèn, nên họ luôn nói những việc tôi hay người mẹ kia đã và đang làm, xin một hộp thức ăn thừa mang về.

Nếu nhìn rộng ra một chút, ở nhiều nước phương tây, việc đem đồ ăn không hết sau bữa ăn tại các quán về nhà là chuyện rất bình thường. Ngay cả phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama cũng đã xin hầu bàn hộp để mang đồ ăn thừa về sau một bữa tối ở Roma trong chuyến thăm Italia vào năm 2009. Bởi, đây không chỉ là lịch sự, là thể hiện mình không hề bỏ phí đồ ăn, mà còn là một cách để cảm ơn những người đã nấu bữa ăn đó cho mình.

Tôi nhớ từng đọc một bài báo viết về ý thức tiết kiệm của người Nhật. Trong đó có câu chuyện khi ăn tại các nhà hàng, người Nhật sẵn sàng gói mang đồ ăn thừa về dù chỉ là một mẩu bánh mì. Thậm chí, khi nấu ăn, họ cân đo rất kỹ, chỉ vừa đủ để ăn, không dư thừa. Lối sống tiết kiệm của người Nhật đã giúp kinh tế họ phát triển nhanh và thế giới phải nghiêng mình học hỏi.

Việc gọi đồ ăn ra nhưng không ăn, ăn thừa không hết để lại hoặc những biển báo bằng tiếng Việt tại một số nhà hàng buffet ở các nước bạn, nhắc nhở người mình ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, là câu chuyện dài về ý thức, và câu chuyện ấy thật khó để sớm kết thúc chừng nào người ta thực sự thay đổi quan niệm.

Danh dự của ta không mất đi chỉ vì đi xin một cái hộp đựng thực ăn. Nó chỉ làm cho ta trở nên có ý thức và văn minh hơn thôi.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]