(vhds.baothanhhoa.vn) - Trời tối nhập nhoạng trong mưa phùn, ánh đèn điện từ các gia đình ven đường hắt ra càng làm cho tầm quan sát của người lái xe thêm khó khăn. Bỗng từ chiều đối diện, chiếc xe bán tải hầm hố lao đến với ánh đèn pha như xóa nhòa mọi thứ xung quanh. Nhiều lái xe đã ra tín hiệu cho xe đối diện tắt đèn pha nhưng người điều khiển xe bán tải không mảy may để ý. Một người mẹ đưa con đi học bằng xe máy loạng choạng, suýt đâm vào cột điện ven đường. Vừa an ủi đứa trẻ, chị vừa lẩm bẩm về người lái xe bán tải...

Những chiếc đèn “không cụp” và văn hóa giao thông

Trời tối nhập nhoạng trong mưa phùn, ánh đèn điện từ các gia đình ven đường hắt ra càng làm cho tầm quan sát của người lái xe thêm khó khăn. Bỗng từ chiều đối diện, chiếc xe bán tải hầm hố lao đến với ánh đèn pha như xóa nhòa mọi thứ xung quanh. Nhiều lái xe đã ra tín hiệu cho xe đối diện tắt đèn pha nhưng người điều khiển xe bán tải không mảy may để ý. Một người mẹ đưa con đi học bằng xe máy loạng choạng, suýt đâm vào cột điện ven đường. Vừa an ủi đứa trẻ, chị vừa lẩm bẩm về người lái xe bán tải...

Những chiếc đèn “không cụp” và văn hóa giao thông

Lâu nay, tình trạng người điều khiển xe ô tô, xe máy vẫn thản nhiên bật đèn pha lưu thông trong khu đô thị, khu vực đông dân cư, gây bức xúc cho không ít người. Cả hai hệ thống đèn chiếu sáng của xe máy và ô tô đều được thiết kế với hai chế độ là đèn pha (chiếu xa) và đèn cos (chiếu gần). Theo đó, đèn pha là chế độ có cường độ ánh sáng mạnh và tầm chiếu cao hơn, giúp người điều khiển xe có thể nhìn thấy các chướng ngại vật, biển báo... từ xa. Nó thường được sử dụng trong những chuyến đi đường trường ngoài đô thị, hoặc di chuyển trên cao tốc. Sử dụng đèn pha trong khu vực đô thị, khu đông dân cư sẽ gây cản trở tầm nhìn hoặc lóa mắt cho người đi ngược chiều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, không biết vô tình hay cố ý hoặc chưa hiểu hết tác dụng của đèn pha, đèn cos mà nhiều người điều khiển xe ô tô, thậm chí xe máy vào buổi tối vẫn cứ thản nhiên bật đèn pha chói lòa phóng trên đường phố. Và tôi cũng đã từng trò chuyện với nhiều người, từ những thanh niên choai choai đầu không đội mũ bảo hiểm lượn xe vè vè, đến các chị em đi xe máy với tốc độ như đi dạo cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng, đi trên đường phố phải chuyển đèn pha xuống đèn cos khi gặp xe đi ngược chiều. Họ thành thực chia sẻ, lâu nay chỉ biết bật một nấc đèn, không biết là pha hay cos, miễn đèn càng sáng càng tốt.

Câu chuyện về những chiếc đèn pha đã khiến không ít người bức xúc, đưa ra mổ xẻ tại một số diễn đàn mạng xã hội, tại các quán trà đá vỉa hè... lên án một số tài xế ô tô, thậm chí là xe máy bật đèn pha trong khi tham gia giao thông trong đô thị, khu vực đông dân cư.

“Quên không tắt đèn pha, phạt đến 1 triệu đồng”. Đây là một trong những lỗi cơ bản liên quan đến đèn xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. Trong đó, mức phạt đối với ô tô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư là từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Đối với xe máy, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư phạt tiền từ 100 đến 200 nghìn đồng.

Hiện nay các cơ quan chức năng chưa có một thống kê cụ thể nào về xử phạt các trường hợp do lỗi quên không tắt đèn pha hay các vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân chính là do những chiếc đèn pha sử dụng không hợp lý. Tuy nhiên, câu chuyện về ý thức, văn hóa tham gia giao thông là điều cần phải bàn đến. Việc sử dụng đèn pha đi trong phố, khu vực đông dân cư của không ít người là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn nữa để xử lý những chiếc đèn pha “không cụp”, nhằm đem lại an toàn cho người tham gia giao thông.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]