(vhds.baothanhhoa.vn) - Câu chuyện nên lùi giờ vào học rộn ràng các diễn đàn những ngày qua một lần nữa khiến dư luận lại thêm một lần nữa đề cập và bàn về áp lực học hành, chạy đua với thời gian đến trường, với sách vở để mệt nhoài những buổi tối và không có một chút sức sống nào ở những ban mai?

Những đứa trẻ và áp lực học hành

Câu chuyện nên lùi giờ vào học rộn ràng các diễn đàn những ngày qua một lần nữa khiến dư luận lại thêm một lần nữa đề cập và bàn về áp lực học hành, chạy đua với thời gian đến trường, với sách vở để mệt nhoài những buổi tối và không có một chút sức sống nào ở những ban mai?

Những đứa trẻ và áp lực học hành

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cảnh tượng học sinh ngáp ngủ, gà gật vì chưa tròn giấc khi rời xe của bố mẹ chẳng hề hiếm hoi. Cũng bởi một điều ngày qua ngày bọn trẻ chạy đua với cái thời khóa biểu của nhà trường và của bố mẹ. Chỉ cách đây vài ngày, vợ chồng anh trai tôi còn tranh luận đến mức gay gắt về chuyện con đi học thêm quá nhiều. Ngoài tất cả các buổi sáng ở trường, cháu còn học 3 buổi chiều, và 2 buổi đội dự tuyển thi học sinh giỏi ở trường. Đó là còn chưa kể, 2 môn Toán và tiếng Anh mỗi môn 2 cô, và 1 cô giáo môn Văn. Tổng cộng 1 tuần cháu đi học thêm 10 buổi ở nhà các cô giáo. Anh tôi nói lớp 8 chỉ nên học tối đa 6 buổi một tuần cho 3 môn học để con có thời gian vui chơi và tự học. Còn chị dâu tôi lại nói, người ta đang mong con học không được, mình lại yêu cầu con học bớt đi.

Việc học là để phát triển tư duy, trí não, rèn luyện các kỹ năng để trưởng thành. Học bao nhiêu là đủ? Thực tế mỗi đứa trẻ có thể tiếp thu kiến thức khác nhau; mỗi một gia đình lại có những đòi hỏi riêng về việc học của con. Đúng là có thể bố mẹ đang tạo áp lực cho con, nhưng nếu không có áp lực con trẻ có tự học không, có rời mắt khỏi cái máy điện thoại và chiếc tivi không? Sinh ra ở vùng nông thôn, thời học sinh của tôi đơn giản là sáng vác cặp đến lớp, trưa về ngủ một mạch qua chiều, rồi í ới gọi lũ bạn đi ra ruộng, hoặc đi câu cá. Bọn trẻ giờ đây có đầy đủ vật chất nhưng lại thiếu những trò chơi giải phóng năng lượng, thiếu những đứa bạn thân thiết, thiếu những tiếng hò hét vui đùa. Thay vì thư giãn bằng các hoạt động ngoài trời, phần lớn học sinh thành phố vẫn chỉ biết chơi trong nhà. Mà chơi trong nhà thì có gì vui hơn là ôm chiếc điện thoại?.

Học sinh áp lực một thì phụ huynh áp lực mười. Tuy nhiên, nếu nhìn theo hướng tích cực, để áp lực với con trẻ thì phụ huynh phải biết con mình thích gì, muốn làm gì và khả năng học hành đến đâu. Nên chăng đừng đổ tất cả mọi trách nhiệm cho ngành giáo dục. Có thể lượng nội dung kiến thức gần như quá tải đối với mỗi môn học. Giáo viên buộc phải “nhồi”, học sinh buộc phải “nhét”. Tuy nhiên, thay vì chia sẻ, nhiều phụ huynh lại còn ép con học nhiều hơn. Nếu phụ huynh không đặt ra kỳ vọng con cái mình phải giỏi hơn con ông A, con bà B, họ sẽ không yêu cầu con mình chạy hết lớp này sang lớp khác, thậm chí còn mang cả cơm cho con ăn trên đường? Nếu biết rõ khả năng của con liệu bố mẹ có bắt con vào trường chuyên, lớp chọn?.

Chương trình học càng lên cao càng nặng nề. Chỉ tội cho mấy đứa nhỏ luôn gồng mình chịu đựng và buộc phải tuân thủ vô điều kiện. Bao giờ thì bọn trẻ không phải “hành học” mà thực sự được “học hành”?

HUYỀN CHI



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]