(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của anh Lê Đình Hưng (xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn) về việc Tòa án Sầm Sơn đã xét xử thiếu khách quan làm cho quyền lợi góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại (TPL) Sầm Sơn của anh Hưng có nguy cơ bị... mất trắng, Báo VH&ĐS số ra ngày 18/7/2019 đã đăng bài “Có hay không tòa án bao che cho sai phạm?”. Bài báo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Và tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 26/9/2019, anh Lê Đình Hưng đã tìm lại được công bằng cho mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện

Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của anh Lê Đình Hưng (xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn) về việc Tòa án Sầm Sơn đã xét xử thiếu khách quan làm cho quyền lợi góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại (TPL) Sầm Sơn của anh Hưng có nguy cơ bị... mất trắng, Báo VH&ĐS số ra ngày 18/7/2019 đã đăng bài “Có hay không tòa án bao che cho sai phạm?”. Bài báo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Và tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 26/9/2019, anh Lê Đình Hưng đã tìm lại được công bằng cho mình.

Lật lại hồ sơ vụ án

Năm 2015, anh Lê Đình Hưng đã bàn với người cậu của mình là ông Đỗ Xuân Ninh mở văn phòng TPL Sầm Sơn và 2 bên đã thống nhất việc anh Hưng là người góp vốn để được hưởng lợi nhuận. Tháng 6/2015, văn phòng TPL Sầm Sơn được công bố thành lập. Sau một thời gian đi vào hoạt động, nhận thấy ông Ninh không còn muốn trao đổi công việc như trước đây nên ngày 24/4/2017, anh Hưng đề nghị với ông Ninh lập biên bản ghi nhớ thỏa thuận để thành lập văn phòng với sự chứng kiến của con trai ông Ninh là anh Đỗ Văn Đức. Sau đó, anh Hưng yêu cầu ông Ninh thanh toán 4 tháng lợi nhuận và đã được ông Ninh đồng ý chi trả 21 triệu đồng, đồng thời trả một phần tiền đầu tư mua sắm trang thiết bị ban đầu.

1 vụ án, 2 bản án đối lập

Trong đơn gửi TAND thành phố Sầm Sơn ngày 18/1/2018, anh Lê Đình Hưng đã khởi kiện yêu cầu ông Đỗ Xuân Ninh phải chi trả lợi nhuận theo đúng biên bản ghi nhớ thỏa thuận. Thế nhưng, tại phiên tòa sơ thẩm, ông Đỗ Xuân Ninh đã trắng trợn khai rằng, chữ ký của ông trong biên bản ghi nhớ thỏa thuận chỉ là... ký nháp.

Luật sư Lê Thị Hiền Lương (Công ty Luật Quốc tế Hoàng Nguyên) - thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa - người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho anh Lê Đình Hưng cho biết: Lời khai của ông Đỗ Xuân Ninh không nhất quán và có sự mâu thuẫn.

Cũng tại phiên tòa, thủ quỹ của văn phòng TPL là ông Trịnh Văn Sáu đã đứng ra khai nhận, tất cả các phiếu chi cho anh Lê Đình Hưng đều có lệnh của ông Ninh. Thêm các chứng cứ khác là, ngày 17/9/2017, ông Ninh đã ra Thông báo số 15/VP-TPLSS về việc trả lại văn phòng TPL Sầm Sơn cho anh Hưng. Tiếp đó, ngày 24/1/2018, ông Ninh lại ban hành thông báo về việc góp vốn mở văn phòng TPL gửi cho anh Hưng.

2 bản án có kết luận đối lập nhau.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, anh Hưng tiếp tục có đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Thanh Hóa. Ngày 26/9/2019, phiên tòa phúc thẩm đã diễn ra trong sự chờ đợi của dư luận. Ông Đỗ Xuân Ninh một mực khẳng định anh Lê Đình Hưng không hề góp vốn thành lập văn phòng TPL nhưng lại không thể trả lời được những câu hỏi chất vấn của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa. Sau hơn 2 giờ xét xử, phiên tòa đã khép lại bằng một bản án công tâm khách quan, buộc ông Đỗ Xuân Ninh phải chi trả lợi nhuận cho anh Lê Đình Hưng đúng như biên bản thoả thuận đã ký.

Vậy là sau rất nhiều nỗ lực đi tìm công lý, anh Lê Đình Hưng đã có thể mỉm cười tin tưởng vào pháp luật. Điều đó càng khiến dư luận yên tâm rằng, những người yếu thế trong xã hội vẫn có thể chiến thắng nếu họ dám đấu tranh vì lẽ phải. Đến đây thì nhiều người đặt ra câu hỏi: tại sao một vụ án mà có 2 bản án đối lập? Câu trả lời sẽ thuộc về ai?

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]