(vhds.baothanhhoa.vn) - ...Trong số các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua có đến 70% số vụ liên quan đến lối đi tự mở. Vì vậy, để xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025 như Nghị định 65/2018/NĐ-CP, tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện các giải pháp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quyết tâm xóa bỏ đường ngang dân sinh (Kỳ cuối): Xóa hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025

...Trong số các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua có đến 70% số vụ liên quan đến lối đi tự mở. Vì vậy, để xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025 như Nghị định 65/2018/NĐ-CP, tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện các giải pháp.

Lối đi tự mở vào làng Phúc Tiên, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa từ khi được lắp đặt gác chắn tự động, không còn là điểm đen TNGT.

Rà soát, xóa bỏ lối đi tự mở

Ông Nguyễn Trần Trung - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật - An toàn (KT-AT) Công ty Cổ phần Quản lý Đường sắt Thanh Hóa cho biết: Tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 103,5 km. Do phải đi qua nhiều khu vực có đông dân cư, vùng sản xuất nên để thuận lợi cho việc đi lại, người dân ở các địa phương có tuyến đường sắt nói trên đã tự mở 114 lối đi qua đường sắt. Tất cả các lối đi tự mở này đều không có gác chắn, không người cảnh giới và không tín hiệu đèn, nên không đảm bảo an toàn cho người dân mỗi khi đi qua đường sắt. Vì vậy, đã có nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt xảy ra tại các lối đi tự mở này. Nhằm giảm TNGT, đảm bảo an toàn chạy tàu, ngoài đầu tư nâng cấp đưa vào sử dụng 14 đường ngang có cần chắn tự động, năm 2019 công ty đã phối hợp với chính quyền các địa phương có tuyến đường sắt đi qua, kiểm tra, rà soát các lối đi tự mở trên địa bàn. Trên tinh thần đó, 16 lối đi tự mở vi phạm hành lang ATGT đường sắt, không đảm bảo an toàn cho người dân khi qua lại đã được rào đóng (trong đó năm 2019 có 15 lối đi và 5 tháng đầu năm 2020, rào đóng thêm 1 lối đi. Hiện Thanh Hóa còn 98 lối đi tự mở tập trung nhiều ở thị xã Nghi Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc,... Các lối đi này cần tiến hành xóa theo lộ trình, đảm bảo đến năm 2025, Thanh Hóa không còn lối đi tự mở theo tinh thần Nghị định 65 của Chính phủ.

Mặc dù, tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện Hoằng Hóa có chiều dài 7,6 km nhưng có đến 16 lối đi tự mở cắt ngang. Lý giải về thực trạng này, ông Lê Quang Thành - Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hoằng Hóa cho rằng: Các lối đi dân sinh qua đường sắt được người dân tự mở đều xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân đến khu dân cư và vùng sản xuất. Đây là những lối đi đã tồn tại từ rất lâu rồi. Việc xóa bỏ các lối đi tự mở, đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường sắt thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Đã có 4 lối đi tự mở được xóa, nâng cấp thành những đường ngang hợp pháp.

Từ khi được nâng cấp thành đường ngang hợp pháp có đèn, rào chắn tự động như: lối đi vào làng Đông Khê và lối đi vào làng Phúc Tiên (xã Hoằng Quỳ) và đường ngang ngã tư Nghĩa Trang (xã Hoằng Kim) có thêm nhân viên gác chắn, TNGT đường sắt qua các lối đi này giảm hẳn, thậm chí không còn như lối đi ngã tư Nghĩa Trang. Tuy nhiên hiện Hoằng Hóa còn 12 lối đi tự mở tập trung nhiều ở các địa phương: Hoằng Quý, Hoằng Quỳ và Hoằng Kim.

Đảm bảo lộ trình xóa hoàn toàn lối đi tự mở vào năm 2025 theo tinh thần Nghị định 65, ông Thành đề xuất: Trước mắt tại 4 lối đi tự mở thuộc địa bàn các xã Hoằng Kim đi Hoằng Quý; Hoằng Quỳ đoạn từ km 161+500 đến km 163+450 và đoạn từ km 165+290 đến km 166+850 cần quan tâm xây dựng đường gom.

Huyện Hà Trung có 8,9km đường sắt đi qua địa bàn nhưng có đến 33 lối đi do người dân tự mở. Đảm bảo hành lang ATGT đường sắt, thời gian qua, huyện đã đầu tư xây dựng đường gom và đã xóa được 21 lối đi tự mở, hiện còn 12 lối đi tập trung. Địa phương này đang kiến nghị tỉnh, Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng 3 tuyến đường gom. Ngoài ra, lối đi tự mở km150+050, thuộc địa bàn xã Hà Ninh cần nâng cấp thành đường ngang.

Không chỉ Hà Trung, hay Hoằng Hóa, mà 6 địa phương còn lại với 74 lối đi tự mở cũng kiến nghị, đề xuất tỉnh, Trung ương quan tâm có giải pháp, lộ trình để xóa lối đi tự mở trên địa bàn.

Sẽ xóa hoàn toàn lối đi tự mở vào năm 2025

Theo Kế hoạch 118/KH-UBND, ngày 2/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT đường sắt và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, xây dựng lộ trình thực hiện như sau: Giai đoạn đến hết năm 2020, thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo ATGT đường sắt tại các lối đi tự mở như bố trí người cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tai nạn; có kế hoạch phân luồng, cắm biển hạn chế phương tiện ở những lối đi có đông người và phương tiện qua lại; bố trí lực lượng chức năng có nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý các trường hợp không tuân thủ quy định ATGT đường sắt... Từ năm 2021 đến hết năm 2025, ngoài tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, đảm bảo ATGT đường sắt tại các lối đi tự mở; triển khai thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang ATGT đường sắt; xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh bằng việc xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách đường sắt với đường gom;....

Đảm bảo đến năm 2025, xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt, kinh phí dự kiến khoảng 246,8 tỷ đồng được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]