(vhds.baothanhhoa.vn) - Một slogan vượt lên giá trị quảng bá thương hiệu, khẳng định tầm nhìn, thì chính là giá trị cốt lõi, biểu hiện cụ thể về phông văn hóa của chủ thể sử dụng. Nhưng mất công nghĩ ra những slogan rất hay nhưng không thực hiện đúng như thế, thì cũng có thể xem như một sự thiếu văn hóa. Điều đó đang có ở nhiều nơi, điển hình là trong lĩnh vực giao thông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sự lãng phí không hề nhỏ

Một slogan vượt lên giá trị quảng bá thương hiệu, khẳng định tầm nhìn, thì chính là giá trị cốt lõi, biểu hiện cụ thể về phông văn hóa của chủ thể sử dụng. Nhưng mất công nghĩ ra những slogan rất hay nhưng không thực hiện đúng như thế, thì cũng có thể xem như một sự thiếu văn hóa. Điều đó đang có ở nhiều nơi, điển hình là trong lĩnh vực giao thông.

Sự lãng phí không hề nhỏ

(Tranh minh họa)

Từ nhiều năm nay, trên ca bin những chiếc xe kinh doanh thường đặt chiếc biển màu đỏ có dòng slogan màu vàng rất hay: “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Ở những vị trí dễ nhìn khác trên nhiều chiếc xe vận tải cũng có những câu rất hay về văn hóa ứng xử với giao thông được chủ xe dán lên.

Trước vô lăng của mỗi lái xe là cuộc sống của nhiều người và của chính họ. Điều đó không sai, đòi hỏi mỗi tài xế phải lái xe bằng kỹ năng, hiểu biết pháp luật và cả trái tim mình. Nhưng có phải tất cả lái xe và chủ xe đã ứng xử như thế chưa? Cứ nhìn vào những chiếc xe khách “hung thần” lao như tên bắn trên đường, tranh khách, giành đường, được người tham gia giao thông bức xúc ghi hình, phát tán trên các diễn đàn xã hội, thì câu trả lời chắc chắn là chưa.

Những slogan ấy thường chỉ được các lái xe và chủ xe đưa lên xe cho vui, cho hợp trào lưu, nhưng không phải ai cũng thực hiện.

Những chủ xe dù đưa lên xe của mình những slogan về văn hóa giao thông rất hay, nhưng thực tế thì lại ép, khoán về thời gian lưu thông trên đường, tải trọng và số hành khách, nên lái xe chẳng còn cách nào khác buộc phải vi phạm. Còn nhiều lái xe, dù được tiếp cận với những thông điệp an toàn cuộc sống khi hành nghề, nhưng xem ra chưa câu thúc, đánh động được gì, không chuyển hóa vào bộ não và trái tim họ. Vẫn là thói quen ấy, thái độ ứng xử ấy, bàn chân ga của tài xế không vì những slogan mà nhẹ hơn.

Trong lĩnh vực giao thông còn có những câu hỏi mang tính truyền thông rất hay, dễ nhớ, tác động trực quan vào suy nghĩ của lái xe, đại loại như: “Tôi là người lái xe có văn hóa, còn bạn thì sao?”. Những dòng chữ ấy dán ở nhiều nơi công cộng như điểm chờ xe buýt, bến xe khách hoặc được cơ quan quản lý giao thông, các ban an toàn giao thông làm thành tấm lớn đặt ở những nơi lái xe trên đường dễ quan sát.

Một sự công phu và tốn kém đem theo hy vọng được lái xe tiếp nhận, chuyển hóa thành hành động cụ thể. Nhưng dường như làm và hành động theo lại là hai việc khác nhau. Dụng ý của người sáng tác ra slogan và đạo đức của đối tượng mà nó hướng tới chưa gặp nhau, tai nạn giao thông vì thế vẫn xảy ra.

Để có một slogan hay, thu hút sự quan tâm phải rất mất công, nhiều nơi còn phải thuê sáng tác. Xin đừng nghĩ rằng sự đầu tư tốn kém ấy chỉ để chơi, cốt thể hiện mình là người hiểu biết. Nếu đúng như thế thì đó là một sự lãng phí và chủ nhân của những slogan ấy đã sai lầm.

Tuệ Vũ


Tuệ Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]