(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Tại địa bàn xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân tình trạng khai thác trái phép đá xanh quý hiếm vẫn đang diễn ra. Do mưu sinh miếng cơm manh áo, bất chấp nguy hiểm, nhiều người đã phải bỏ tính mạng dưới lòng đất do việc khai thác đá xanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thường Xuân: Vấn nạn khai thác đá xanh quý hiếm

(VH&ĐS) Tại địa bàn xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân tình trạng khai thác trái phép đá xanh quý hiếm vẫn đang diễn ra. Do mưu sinh miếng cơm manh áo, bất chấp nguy hiểm, nhiều người đã phải bỏ tính mạng dưới lòng đất do việc khai thác đá xanh.

Khi “cơn lốc” đá quý tràn qua

Việc khai thác đá xanh trái phép ở núi rừng Xuân Lẹ đã nổi tiếng cách đây cả chục năm về trước, gây ra tình trạng mất trật tự an ninh xã hội trên địa bàn. Đỉnh điểm vào năm 2007, khi “cơn lốc” đá xanh tràn qua đã làm cho các cánh rừng vốn yên ả của xã nghèo Xuân Lẹ bỗng trở nên náo động. “Cơn lốc” đá quý cứ lan truyền từ cánh rừng này đến cánh rừng khác, hết năm này đến năm khác. Nhiều người tìm đá quý từ nhiều nơi trong nước cũng tìm về đây. Cứ thế, cả cánh rừng rậm bỗng trở nên kiệt quệ xác xơ.

Để ngăn chặn tình trạng khai thác đá xanh trái phép, chính quyền huyện Thường Xuân đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành nhiều đợt truy quét một cách gắt gao, lập lại trật tự, trả lại màu xanh vốn có của rừng. Nhờ đó tình trạng khai thác đá quý nơi đây tạm lắng được một thời gian, nhưng rồi bùng phát trở lại.

Xới tung đất rừng để tìm đá xanh.

Có mặt tại khu rừng xã Xuân Lẹ vào một ngày cuối tháng 4/2017, chúng tôi bắt gặp những hố, hầm khai thác đá xanh được đào, đục, khoét sâu thăm thẳm. Tất cả đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công, thô sơ, đào đến đâu chuyển đất lên đến đấy. Và tuyệt nhiên không làm giàn giáo chống đỡ, vì thế việc sập hầm xảy ra như cơm bữa. Sự sống và cái chết của những “đá tặc” nơi đây gần nhau trong gang tấc.

Khu vực đồi Tỷ của thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ đang là tâm điểm hoạt động của “đá tặc”. Tại đây, chúng tôi bắt gặp một nhóm thợ đang hì hục đào bới tìm đá quý. Một phu đào đá chia sẻ: “Làm cái nghề như đánh bạc vậy, ông trời thương thì cho mà không thương thì chỉ trắng tay thôi. Tất cả vì miếng cơm manh áo. Hên thì có tí lộc, không hên có khi bỏ mạng nơi rừng sâu này”.

Có thể nói khu vực đồi Tỷ của xã Xuân Lẹ là mỏ đá xanh lớn nhất của cánh rừng nơi đây. Chính vì vậy đồi Tỷ đã từng thu hút hàng trăm con người về xới tung từng centimet đất để tìm những viên đá xanh quý hiếm.

Đá xanh quý hiếm được khai thác tại các khu rừng Xuân Lẹ.

Những cái chết thương tâm vì đá xanh

Thống kê sơ bộ, đến thời điểm năm 2015, việc khai thác đá quý trái phép tại xã Xuân Lẹ đã gây ra 7 trường hợp tử vong thương tâm. Trong đó đau thương nhất là vụ sập hầm khiến 3 phu đá ở xã Vạn Xuân mất mạng vào tháng 2/2015.

Nhiều thợ đào đá xanh cho đến tận bây giờ nhớ lại vẫn còn sợ hãi. Đó là sáng ngày 8/2/2015, một hầm khai thác đá xanh bị sập, vùi lấp 3 nạn nhân đều là người ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân xuống lòng đất sâu. Vào khoảng thời gian trên, một người cùng khai thác đá xanh phát hiện sập hầm liền hô hoán những người đào đá xung quanh đến ứng cứu. Tuy nhiên, các nạn nhân đã tử vong do bị ngạt thở lâu trong hầm.

Ông Hoàng Trọng Lưu - Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ cho biết: “Từ đầu năm 2017 địa phương đã thành lập một tổ chốt tiến hành kiểm tra, rà soát hàng ngày, cuối tuần đều tổng hợp, báo cáo chi tiết. Hiện nay trên địa bàn không có điểm nóng về rừng, nhân dân sinh hoạt, canh tác sản xuất ổn định”.

Ông Lưu cho biết thêm: Tình trạng khai thác đá quý ở địa phương không chỉ có dân bản địa mà nhiều người dân khác ở các nơi như xã Vạn Xuân (Thường Xuân), Bái Thượng (Thọ Xuân), huyện Như Xuân, cả người dân tỉnh Nghệ An cũng đến khai thác, tuy nhiên việc này cơ bản đã hoàn toàn chấm dứt từ năm 2014, việc khai thác hiện tại chỉ diễn ra nhỏ lẻ, lén lút.

Trao đổi với ông Phạm Thăng Long - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thường Xuân được ông chia sẻ: Tôi mới về nhận công tác đây được ít hôm từ 4/4. Về tình trạng khai thác đá quý và gỗ tại khu vực rừng xã Xuân Lẹ chúng tôi đang cho người kiểm tra. Hiện một đồng chí hạt phó cũng được tôi phân công xuống đây để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Vị hạt trưởng cho hay: “Đúng là khu vực rừng tại xã Xuân Lẹ cũng đang có những dấu hiệu chưa ổn định”.

Sông Lô

Đá quý xanh được khai thác ở xã Xuân Lẹ có tên chính thức là Đá Aquamarine. Đây là một trong những loại đá quý có giá trị cao, được tìm thấy nhiều ở xã Xuân Lẹ vào những năm thập niên 90, chính vì thế dòng người lên núi tìm kiếm cơ hội để đổi đời. Đá Aquamarine được xếp cùng loại với những loại đá quý nhất hiện nay như Kim cương, Ruby, Sapphire và nó luôn sở hữu một vẻ đẹp hoàn hảo.

Đá Aquamarine có tên gọi là Ngọc xanh biển hay Ngọc berin là một loại đá quý màu xanh berin. Aquamarine theo tiếng Latinh có nghĩa là Nước biển bởi nó có màu xanh biếc, giống hệt với màu của nước biển.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]