(vhds.baothanhhoa.vn) - 17 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg ngày 24-2-2005, lấy ngày 23-11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc đã có hiệu quả hơn nhờ sự chung tay của toàn xã hội.

Trách nhiệm bảo tồn di sản dân tộc

17 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg ngày 24-2-2005, lấy ngày 23-11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc đã có hiệu quả hơn nhờ sự chung tay của toàn xã hội.

Trách nhiệm bảo tồn di sản dân tộc

Ảnh minh họa.

Trong rất nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, mỗi địa phương lại có cách làm, cách ứng xử với di sản khác nhau. Tại Hà Nội, chương trình nghệ thuật “Muôn nẻo đường tơ” đã giới thiệu các bộ sưu tập trang phục từ tơ tằm và lụa của các làng nghề Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh thu hút đông đảo người dân đến xem trình diễn áo dài các thời kỳ, diễu hành xe cổ, xe đạp của CLB xe cổ Con em tình báo Biệt động Sài Gòn và Bảo tàng Biệt động Sài Gòn; Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ miễn 100% vé vào cửa trong ngày 23-11 cho du khách đến tham quan...

Những hoạt động này thực tế chỉ mang tính chất nhắc nhớ thế hệ hôm nay luôn tự hào về những di sản cha ông để lại. Còn việc chung tay bảo tồn, phát huy giá trị để di sản đi vào cuộc sống là cả một hành trình dài từ nhận thức đến hành động.

Sự kiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vừa tiếp nhận 10 hiện vật từ nhiều thời kỳ khác nhau do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam trao đã cho thấy trách nhiệm bảo tồn di sản của dân tộc ngày càng được quan tâm. Cổ vật hồi hương không chỉ là cơ hội thu hồi di sản, mà còn lan tỏa giá trị di sản ấy trong giá trị chung của nhân loại.

Chính vì thế việc kiểm kê di sản là điều rất cần thiết. Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa, có 158 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh trước năm 2003 được kiểm kê trong năm 2022 và 2023. Mục đích của việc kiểm kê nhằm rà soát, đánh giá hiện trạng di tích và thực trạng công tác quản lý di tích ở cơ sở; từ đó đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền để có giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích; phân loại, hoàn thiện các di tích đã lập hồ sơ nhưng chưa đầy đủ hoặc lập mới hồ sơ khoa học đối với di tích đủ tiêu chí; đưa ra khỏi danh mục những công trình đã bị biến dạng, thay đổi hoàn toàn hoặc không còn giá trị...

Trong thời gian qua, nhiều di tích trên địa bàn tỉnh sau khi được bảo quản, tu bổ, phục hồi đã trở thành sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh phục vụ đời sống tâm linh, hấp dẫn du khách tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về Thanh Hóa đối với du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, không phải di sản nào cũng được đối xử một cách văn hóa. Hàng loạt những di tích xuống cấp đang chờ nguồn kinh phí tu bổ; một số di tích sau khi trùng tu, tôn tạo đã biến hình, biến dạng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ những người làm di sản... Qua 17 năm, Ngày Di sản Văn hóa thật sự trở thành ngày hội lớn. Thanh Hóa không chỉ có số lượng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh lớn trên cả nước mà còn là tỉnh có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể của 28 dân tộc anh em cùng chung sống. Sắc màu của di sản chính là niềm tự hào song cũng là thách thức không nhỏ trong việc gìn giữ những “báu vật”, phát huy các giá trị di sản.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]