(vhds.baothanhhoa.vn) - Luật phòng chống tác hại của rượu, bia cùng với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 100) ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về tăng nặng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia vi phạm nồng độ cồn có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Sau 1 năm triển khai thực hiện, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt hàng ngàn trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Qua đó góp phần giảm sâu tai nạn giao thông trên cả 3 phương diện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý mạnh tay với vi phạm nồng độ cồn

Luật phòng chống tác hại của rượu, bia cùng với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 100) ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về tăng nặng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia vi phạm nồng độ cồn có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Sau 1 năm triển khai thực hiện, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xử phạt hàng ngàn trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Qua đó góp phần giảm sâu tai nạn giao thông trên cả 3 phương diện.

Mạnh tay xử lý vi phạm nồng độ cồn là giải pháp giảm thiểu TNGT. (Ảnh T.L)

Khi rượu, bia đồng hành cùng TNGT

Uống rượu, bia từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song, việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày, hay liên hoan tiệc tùng không chỉ gây tác hại rất lớn đến sức khỏe con người mà còn là tác nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng. Theo phân tích từ các cơ quan chức năng, thì trong số các vụ TNGT xảy ra mỗi năm có đến 60% số vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông lạm dụng chất có cồn.

Rõ ràng, lạm dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT. Song, nhiều người biết rồi nhưng không đủ “can đảm” để từ bỏ... để rồi phải gánh những hậu quả nghiêm trọng.

Cách đây chưa lâu, tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọngkhiến 3 người ngồi trên ô tô tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định cả 3 người ngồi trên xe ô tô biển kiểm soát 36A 46050 sau khi dự đám giỗ tại nhà người bạn và uống rượu, bia. Do không thông thuộc địa hình và làm chủ được tốc độ, thêm vào đó đã sử dụng rượu, bia nên xe đã lao xuống sông khiến cả 3 người ngồi trên xe tử vong.

Tuy thoát được lưỡi hái tử thần khi lái xe trong người có men rượu, song nạn nhận Hoàng Văn Hạnh, phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa vẫn còn bàng hoàng, sợ hãi cho biết: "Cũng vì vui bạn, vui bè nên buổi tối mừng sinh nhật bạn, tôi trót sử dụng rượu, bia quá ngưỡng cho phép. Khi ra về đã chếnh choáng hơi men. Trời lại tối, rét và mưa nên không làm chủ được tốc độ, tôi va vào cột mốc... may chỉ gãy xương cổ".

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng trăm vụ TNGT xảy ra mỗi năm liên quan đến rượu, bia. Song để mỗi người tự ý thức và kiểm soát được hành vi của mình lại không đơn giản. Không ít người, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên thừa nhận, họ đã có những cuộc “chè chén”, rồi lái xe trong tình trạng say mềm đến nỗi, khi tỉnh rượu họ không biết mình về nhà bằng cách nào. Và hậu quả của những hành vi liều lĩnh là các vụ TNGT xảy ra gây chấn thương nặng, thậm chí những cái chết thương tâm.

Ngăn chặn bằng cách nào?

Để giải quyết dứt điểm tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông lạm dụng chất có cồn, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về mức xử phạt, như Nghị định 34/2010, Nghị định 46/2016. Mới đây là Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019 của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Theo đó, quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông lạm dụng chất có cồn theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ có cao hơn trước rất nhiều. Cụ thể, mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/lít khí thở (Nghị định 46 không xử phạt) nay sẽ bị phạt số tiền 2,5 triệu; trên 0,4 miligam/lít khí thở mức phạt 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng... Đối với xe ô tô: nồng độ cồn trên 0,4 miligam thì phạt 35 triệu, tước giấy phép lái xe 23 tháng...

Sau 1 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 của Chính phủ, Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa với vai trò chủ công, ngoài phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí làm tốt công tác tuyên truyền đến đông đảo người dân, đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Đã có 2.128 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện, xử lý với số tiền xử phạt 8,3 tỷ đồng. Từ hiệu quả của việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đã góp phần giảm TNGT trên địa bàn tỉnh trong năm 2020. Trong năm, trên địa bàn Thanh Hóa xảy ra 370 vụ TNGT, làm chết 134 người, bị thương 135 người. So cùng kỳ năm 2019, giảm 64 vụ, 15 người chết, 64 người bị thương.

Như vậy, với kết quả đạt được trong năm là TNGT giảm sâu trên cả 3 phương diện có phần đóng góp đáng kể của việc xử lý mạnh tay đối với người điều khiển phương tiên tham gia giao thông lạm dụng chất có cồn. Hy vọng rằng, việc xử lý mạnh tay này tiếp tục được phát huy hơn nữa, nhất là khi Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề. Có như vậy, TNGT liên quan đến rượu, bia mới hy vọng được giải quyết dứt điểm.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]