(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ khi là sinh viên, Hạt Gạo đã khao khát được đứng lớp, được truyền tải ước mơ, năng lượng và kiến thức của mình cho những đứa trẻ của làng.

Những đứa trẻ của làng: Cô giáo

Từ khi là sinh viên, Hạt Gạo đã khao khát được đứng lớp, được truyền tải ước mơ, năng lượng và kiến thức của mình cho những đứa trẻ của làng.

Những đứa trẻ của làng: Cô giáo

Ảnh minh họa.

Trong câu chuyện lần trước, tôi đã kể với các bạn rằng, những đứa trẻ của làng tôi một thời, chân chất như khoai sắn, nay đã trở thành cán bộ tốt, nhà giáo giỏi, doanh nhân thành đạt… Lại có những người dù không có địa vị xã hội và tiền bạc, song đã và đang là nguồn cảm hứng cho những đứa trẻ tiếp sau của làng.

Hạt Gạo sinh ra đã không có hai tay. Dù được chuẩn bị tâm lý từ trước, song khi ẳm con gái trong tay, mẹ Hạt Gạo cũng không ngăn được dòng nước mắt trực trào. Hạt Gạo cứ thế lớn lên trong tình yêu thương, chăm bẵm của gia đình, nhất là người mẹ tảo tần. Thuở bé thơ, có lần em hỏi “sao mẹ sinh con mà không có tay như các bạn…?”, mẹ ngoảnh mặt đi, ôm ghì em vào lòng mà không trả lời. Lớn lên chút nữa, em không còn hỏi câu đấy, mà nói mẹ hãy để em tự làm những việc mình có thể bằng chân. Đôi tay khuyết đã được bù lại bằng một ý chí kiên cường. Em đến trường như bao bạn bè, kẹp bút chì vào giữa hai ngón chân để tập viết, tập vẽ. Ngón chân của một đứa trẻ lên 4 có lúc phồng rộp, tước da, chảy máu, mẹ băng lại và em tiếp tục nhẫn nại đi từng nét bút.

Lên tiểu học, hàng ngày mẹ chở em đến trường trên chiếc xe đạp cà tàng rồi tất tả trở về với việc đồng áng. Bố theo người làng đi làm thuê, chắt chiu từng miếng ăn, ngụm nước để lo cho em có được quần áo, sách vở như bao bạn bè và thuốc thang chữa bệnh. Bởi số phận không chỉ thử thách làm khuyết đi đôi tay mà còn gieo thêm bệnh tật hòng bào mòn sinh lực của em. Lại thêm những ngày đầu đến trường, bên cạnh yêu thương của gia đình, thầy cô là thái độ chế giễu, châm chọc thậm chí bắt nẹt của những người bạn tuy lành lặn về thể chất nhưng còn khuyếm khuyết về tâm hồn. Đã bao lần em nhìn qua cửa sổ xem các bạn chạy nhảy chơi đùa mà không thể hòa mình vào, bao lần chọn cho mình một góc khuất để mặc cho nước mắt dàn dụa. Nhưng những xúc cảm yếu mềm ấy qua nhanh, bởi bên cạnh em luôn có vòng tay ấm áp của cha mẹ, thầy cô và sẻ chia của những người bạn tốt thỉnh thoảng lại dành cho em khi thì cái kẹo, lúc cây bút, cuốn truyện… để bù đặp lại những tổn thương rong tâm hồn.

Hạt Gạo cứ thế viết tiếp những trang sách đẹp của cuộc đời trong suốt những năm tháng học sinh rồi được đặc cách xét tuyển để tiến vào giảng đường Đại học, nơi giúp em hiện thực hóa giấc mơ trở thành cô giáo.

Từ khi là sinh viên, Hạt Gạo đã khao khát được đứng lớp, được truyền tải ước mơ, năng lượng và kiến thức của mình cho những đứa trẻ của làng. Em mở một lớp phụ đạo nhỏ cho các em học sinh trong làng và lớp học ấy cứ lớn dần lên cho đến khi em tốt nghiệp ra trường. Từ chối lời mời của nhiều trung tâm đào tạo và bởi thể chất yếu, em trở thành cô giáo của làng với lớp học nhỏ mở tại gia đình. “Hữu xạ tự nhiên hương”, có thời điểm lớp học thu hút hàng chục em học sinh không chỉ của làng, với bàn ghế chỉn chu, sạch đẹp. Cảm phục trước nghị lực của Hạt Gạo, những tấm lòng thiện tâm đã gửi đến cho em máy chiếu, máy trợ giảng… để giúp em chắp cánh ước mơ cho những đứa trẻ của làng, trong đó có nhiều em hoàn cảnh khó khăn mà Hạt Gạo nhận dạy miễn phí.

Đó là cô giáo của làng, một tấm gương hiếu học sáng lấp lánh của làng tôi.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]