(vhds.baothanhhoa.vn) - Trẻ con có những lí lẽ riêng của mình với những câu chuyện trong cuộc sống, mà có lẽ người lớn chúng ta đôi khi đã quên đi cách nhìn cuộc sống vô tư và kỳ diệu như thế. Đôi lúc đi cả một chặng dài để rồi ta lại muốn quay về là một đứa trẻ với khả năng nhìn thấy niềm vui trong những điều nhỏ bé…

Có ai lại không muốn "xin một vé về tuổi thơ"

Trẻ con có những lí lẽ riêng của mình với những câu chuyện trong cuộc sống, mà có lẽ người lớn chúng ta đôi khi đã quên đi cách nhìn cuộc sống vô tư và kỳ diệu như thế. Đôi lúc đi cả một chặng dài để rồi ta lại muốn quay về là một đứa trẻ với khả năng nhìn thấy niềm vui trong những điều nhỏ bé…

Có ai lại không muốn “xin một vé về tuổi thơ”

Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra mắt năm 2008 từng làm rung động biết bao trái tim “người lớn”.

Cháu gái tôi được cô giáo khen thưởng vì ở lớp có thành tích học tập tốt. Món quà là một tập giấy dán hình công chúa với những bộ váy áo sặc sỡ. Mẹ tôi khi thấy cháu đi học về có hỏi được cô tặng quà gì, nó đưa tập giấy dán ra vẻ mặt vô cùng thích thú và vui vẻ. Mẹ tôi chỉ hỏi thêm “Được có thế thôi hả con?” Đối với mẹ tôi, và cả tôi, món quà này chẳng có nghĩa lý gì, mẹ tôi còn hy vọng cô bé nhận được một món quà “có ý nghĩa” hơn. Thế nhưng, với một đứa bé 6 tuổi, đó là món quà hoàn hảo. Một tập giấy hình công chúa và thế là nó vẽ ra được cả một thế giới. Trẻ nhỏ có một năng lực đặc biệt, đó là có thể nhìn vào những điều giản đơn và tưởng tượng ra biết bao điều kỳ diệu.

Bạn thấy hình ảnh này quen thuộc chứ? Đứa bé có thể từng là chúng ta, với những niềm vui nhỏ bé và giản dị. Thế rồi chúng ta trở thành người lớn, được đi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và cũng trở nên tham lam hơn. Ta đánh mất thứ năng lực đặc biệt ta từng có. Thứ khiến chúng ta vui vẻ không còn là tập giấy dán, thẻ bài hay siêu nhân nữa. Chúng ta biết đòi hỏi hơn, và vì thế mà cũng khó chiều hơn và dễ phức tạp hóa mọi thứ. Cứ muốn rằng, cứ tưởng rằng niềm vui, hạnh phúc phải là thứ gì đó lớn lao và vĩ đại, không theo đuổi lợi ích vật chất thì cũng là sự khẳng định bản thân, cột mốc này, tiêu chuẩn kia. Giống như thể hạnh phúc nằm trên đỉnh núi, còn ta trèo mãi với hy vọng lên đỉnh rồi ta sẽ tìm được thứ mình cần tìm.

Có ai lại không muốn “xin một vé về tuổi thơ”

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ: “Dĩ nhiên là trẻ em cũng nhìn thấy mình trong cuốn sách này. Nhưng đối tượng cảm thụ mà tôi muốn nhắm tới là người lớn.”

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như một dòng nước mát giữa ngày hè oi ả, gột rửa biết bao bụi bặm của thế giới người lớn này, để nhắc cho ta nhớ rằng ta đã nhìn cuộc đời với bao la là những điều kỳ diệu giản dị nhỏ bé. Trẻ con có những lí lẽ riêng của mình với những câu chuyện trong cuộc sống, mà có lẽ người lớn chúng ta đôi khi đã quên đi cách nhìn cuộc sống vô tư và kỳ diệu như thế. Đôi lúc đi cả một chặng dài để rồi ta lại muốn quay về là một đứa trẻ với khả năng nhìn thấy niềm vui trong những điều nhỏ bé. Ta cứ trèo mãi mà không thể lên đến đỉnh núi hoặc lên được đến nơi lại ngỡ ngàng thấy rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều điều trên chặng đường.

Sẽ không bao giờ là đủ. Kết quả giúp ta có thêm sức mạnh để bước tiếp nhưng cũng khiến ta mệt nhoài. Mà mệt rồi ta mới nhớ ra mình không cần tranh đấu để có được niềm vui. Nhìn thấy, biết hài lòng và trân trọng những gì ta đang có, ấy là thứ năng lực mà chúng ta, những người lớn cần phải tìm lại. Hãy nhìn vào một đứa trẻ để thấy được rằng chúng tìm thấy hạnh phúc nhanh chóng và dễ dàng như thế nào.

Trong mắt những đứa trẻ, người lớn tỏa ra một thứ hào quang mang tên “có thể làm được rất nhiều thứ”. Vì vậy mà đứa trẻ nào cũng mong lớn lên để làm được “nhiều thứ” mà chúng muốn. Thế nhưng, ta lớn rồi lại muốn quay về làm những đứa trẻ, không phải ôm đồm “nhiều thứ” nữa.

Phải chăng “Thời niên thiếu, hạnh phúc là một chuyện vô cùng đơn giản. Khi trưởng thành, đơn giản lại là một chuyện vô cùng hạnh phúc.” (Theo Hayao Miyazaki)

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]